Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 44 - 49)

2.2.1 Trắc nghiệm

a. Trắc nghiệm EQ-i:YV của Bar-On dành cho thanh thiếu niên và cách tính tốn

Trắc nghiệm EQ phiên bản thanh thiếu niên (EQ-i: YV) do Bar-On và Parker xây dựng năm 2000 là một bản tự khai về TTCX dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 7 đến 18 tuổi. Trắc nghiệm này gồm 60 items từ A1 đến A 60 trong bảng hỏi (phụ lục số 1). Ngoài 4 miền đo chính là các thang đo 4 mặt của TTCX, trắc nghiệm này còn có một số item đƣợc thiết kế để xác định tâm trạng chung và độ hiệu lực của các câu trả lời.

(1) Mỗi mệnh đề của trắc nghiệm có 4 phƣơng án trả lời: 1- Rất hiếm khi đúng với tôi;

2 – hiếm khi đúng với tôi; 3- Thƣờng đúng với tôi;

4 – Rất thƣờng xuyên đúng với tơi.

Tƣơng ứng với nó là điểm số trong thang điểm từ 1 đến 4. (2) Cụ thể các thang đo nhƣ sau:

- Thang nội cá nhân (Intrapersonal Scale – thang A): đƣợc tính tổng điểm của các item sau: A7, A17, A28, A31, A43, A53.

- Thang liên cá nhân (Interpersonal Scale – thang B): đƣợc tính bằng tổng điểm của các item sau: A2, A5, A10, A14, A20, A24, A36, A41, A45, A51, A55, A59.

- Thang Quản lý Stress (Stress Management Scale – thang C): gồm các item

A3, A6, A11,A15, A21, A26, A35, A39, A46, A49, A54, A58.

- Thang khả năng thích nghi (Adaptability Scale – thang D): đƣợc tính bằng

- Thang Tâm trạng chung (General Mood Scale – thang E) đƣợc tính bằng

tổng của các item sau: A1, A4, A9, A13, A19, A23, A29, A32, A37, A40, A47, A50, A56, và A60.

- Các thang đo độ hiệu lực câu trả lời cá nhân:

+ Chỉ số Bất ổn định (II): là tổng giá trị tuyệt đối của 10 hiệu sau đây A56 và A60; A3 và A11; A7 và A31; A30 và A22, A17 và A45, A20 và A51, A26 và A35, A38 và A48, A40 và A47, A55 và A59.

Nếu tổng này từ 10 trở lên, kết quả có sự bất ổn định và khơng chính xác, cần đƣợc xem xét thận trọng.

+ Chỉ số Ấn tượng tích cực (PI): là tổng các item sau đây A8, A18, A27, A33, A42, và A52. Điểm PI nếu lớn hơn 2 độ lệch chuẩn của điểm trung bình ( > 120) thể hiện câu trả lời quá tích cực, q phóng đại, và do đó cũng khơng chính xác, cần đƣợc xem xét thận trọng.

(3) Trong số các item trên, có 1 số item nghịch đảo nên trƣớc khi tính điểm tổng của thang, phải đổi điểm cho chúng. Các item cần phải đổi điểm là các item A6, A15, A21, A26, A28, A35, A37, A46, A49, A53, A54, và A58.

Quy tắc đổi điểm: 4→1, 1→4, 2→3, 3→2;

(4) Điểm EQ tổng hợp (Total EQ) đƣợc tính theo cơng thức sau: EQ = (A/6 + B/12 + C/12 + D/10) x 5.

(5) Diễn giải ý nghĩa các thang đo của trắc nghiệm đƣợc hiển thị ở bảng 2.2 với ví dụ của ngƣời có điểm số cao hơn trung bình nhóm.

Bảng 2.2: Mơ tả thang đo của EQ - i: YV BarOn

Các thang đo Các đặc điểm của những ngƣời có điểm cao

Thang nội cá nhân (Intrapersonal Scale)

Những cá nhân này hiểu cảm xúc của họ. Họ cũng có thể bày tỏ và truyền đạt cảm xúc và nhu cầu của họ. Thang liên cá nhân

(Interpersonal Scale)

Những cá nhân này có thể có những mối quan hệ liên cá nhân đƣợc thỏa mãn. Họ là những ngƣời biết lắng nghe và có thể hiểu và đánh giá cao những tình cảm của ngƣời khác.

Thang khả năng thích ứng (Adaptability Scale)

Những cá nhân này linh hoạt, thực tế, và hiệu quả trong việc quản lý sự thay đổi. Họ rất giỏi trong việc tìm ra cách đối phó tích cực với vấn đề hàng ngày

Thang Quản lý Stress Scale (Stress

Management Scale)

Những cá nhân này nói chung là bình tĩnh và làm việc tốt dƣới áp lực cao. Họ hiếm khi bốc đồng và thƣờng có thể đáp ứng với các sự kiện căng thẳng mà không bùng nổ cảm xúc

EQ Tổng quát Những cá nhân này thƣờng có hiệu quả trong việc giải quyết nhu cầu hàng ngày và thƣờng hạnh phúc

Thang Tâm trạng chung (General Mood Scale)

Những cá nhân này rất lạc quan. Họ cũng có cách nhìn tích cực và thƣờng hài lịng.

Thang Ấn tƣợng tích cực (Possitive

Impression Scale)

Những cá nhân này có thể cố gắng để tạo ra ấn tƣợng tích cực quá đáng về bản thân

Chỉ số bất ổn định Có những mâu thuẫn đáng kể trong cách những cá nhân này trả lời các item tƣơng tự. Họ có thể đã hiểu sai các hƣớng dẫn, hoặc có thể đã trả lời một cách ngẫu nhiên hoặc bất cẩn.

b. Trắc nghiệm tính tự tin của Rosenberg

Thang đo này gồm 10 items từ B1 – B10 trong bảng hỏi. Mỗi item có 04 phƣơng án trả lời nhƣ sau:

4- Hoàn toàn đồng ý; 3- Đồng ý;

2- Không đồng ý;

1- Hồn tồn khơng đồng ý.

Trong đó, các item nghịch đảo gồm: B2, B5, B6, B8 và B9. Các item này cần đổi điểm trƣớc khi tính tốn điểm của thang đo. Nguyên tắc đổi là:

1  4; 2 3; 3 2 ; và 4 1.

Sau khi đổi điểm, điểm của trắc nghiệm đƣợc tính bằng tổng điểm của cả 10 item.

c. Trắc nghiệm Tự đánh giá bản thân (ETES)

Trắc nghiệm bao gồm 82 mệnh đề, đƣợc nhóm thành 6 yếu tố đánh giá về các mặt: Xã hội, thể chất, học đƣờng, xúc cảm, tƣơng lai/nghề nghiệp và gia đình.

Mỗi mệnh đề của thang đo có 5 phƣơng án trả lời: 1- Hồn tồn khơng đồng ý;

2 – Khơng đồng ý một phần; 3- Bình thƣờng;

4 – Đồng ý một phần; 5 – Hoàn toàn đồng ý.

Tƣơng ứng với các phƣơng án này là điểm đánh giá. Cụ thể nhƣ sau:

Cái tơi gia đình: bao gồm các mệnh đề khẳng định (1, 7, 12, 26, 30, 52, 65, 68,

Cái tôi xã hội: bao gồm các mệnh đề khẳng định (3, 16, 20, 29, 38, 53, 67, 72)

và các mệnh đề phủ định (9, 43, 47, 61, 76, 79).

Cái tôi thể chất: bao gồm các mệnh đề khẳng định (5, 18, 25, 40, 44, 77) và các mệnh đề phủ định (11, 31, 37, 55, 63, 70).

Cái tôi học đường: bao gồm các mệnh đề khẳng định (13, 32, 36, 56, 64, 81) và các mệnh đề phủ định (4, 17, 27, 39, 50, 69).

Cái tôi cảm xúc: bao gồm các mệnh đề khẳng định (8, 21, 28, 41, 46, 59) và các mệnh đề phủ định (2, 14, 24, 34, 54, 66, 73).

Cái tôi tương lai: bao gồm các mệnh đề khẳng định (10, 49, 51, 62, 74, 80) và

các mệnh đề phủ định (6, 19, 23, 33, 45, 58).

Các mệnh đề phủ định mang tính nghịch đảo nên sẽ đƣợc đổi điểm theo nguyên tắc sau: 1  5; 2 4, 3 giữ nguyên điểm, 4  2; và 5  1.

Điểm của 6 thang đo cái tôi thành phần = tổng điểm của các item khẳng định và phủ định (đã đổi điểm) trong từng thang đo đó.

Điểm của thang đo Đánh giá cái tôi bằng tổng điểm của 6 thang đo cái tôi

thành phần.

2.2.2 Bảng hỏi

Bảng hỏi gồm 2 nội dung:

(1) Các thành tích học tập và giáo dục gồm các câu: D5 và D6

(2) Các thơng tin cá nhân nhƣ giới tính, lớp, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp cha mẹ và đặc điểm vùng miền của học sinh gồm các câu sau: D1, D2, D3, D4 và D7

2.2.3 Phỏng vấn sâu

Phần này nhằm mơ tả và giải thích một số tình huống đặc trƣng và khả năng ứng xử của học sinh khi đƣơng đầu với chúng.

Thu thập những thông tin từ học sinh, giáo viên về những biểu hiện TTCX trong mối quan hệ của nhân cách, TTCX với thành tích học tập của học sinh đƣợc

lựa chọn để nghiên sâu về chân dung tâm lý. Thu thập từ chính bản thân học sinh đƣợc chọn để nghiên cứu chân dung tâm lý.

Mẫu phỏng vấn sâu gồm 5 ngƣời (5 học sinh của trƣờng)

Trong quá trình thực hiện cần tạo khơng khí thoải mái, cởi mở.

2.2.4 Thống ê toán học

Sau khi điều tra số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 13.0.

Các phép phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

(1) Phân tích mơ tả: sử dụng điểm tổng, điểm trung bình, độ lệch chuẩn (2) Phân tích tƣơng quan: sử dụng hệ số tƣơng quan Pearson

(3) Phân tích so sánh: sử dụng t-test và phân tích phƣơng sai một nhân tố (oneway – ANOVA)

(4) Phân tích yếu tố: ứng dụng phép này để phân tích cấu trúc TTCX của học sinh

(5) Phân tích độ tin cậy: sử dụng hệ số tin cậy Cronback Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)