CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.1.3. Vai tổn thương
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh bị hẹp KDMCV thường gặp tay phải (tay thuận) chiếm 63,3%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hà Thiêm Đông48 với 57,1% người bệnh bị tay phải và Nguyễn Hữu Mạnh47 với tỉ lệ người bệnh bị tay phải là 81,6%. Một số tác giả đã báo cáo các kết quả tương tự về sự khác biệt giữa hai tay tuy nhiên chưa chỉ ra được sự khác biệt có ý nghĩa hoặc các yếu tố liên quan15,16. Điều này có thể do những sinh hoạt thường ngày, lao động xã hội, thể thao thường sử dụng tay thuận là chính cùng với số lượng người thuận tay phải chiếm nhiều hơn so với tay trái.
4.2. Đặc điểm khám lâm sàng bệnh nhân trước mổ
4.2.1. Đặc điểm của lý do đến khám
Hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai là bệnh lý đặc trưng của đau khớp vai không kèm theo hạn chế vận động khớp vai hoặc hạn chế vận động do đau. Ngun nhân chủ yếu của bệnh là do thối hóa mỏm xương, biến dạng mỏm xương, viêm các tổ chức phần mềm quanh khớp (cơ, dây chằng, bao hoạt dịch) và không do vi khuẩn12.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, 100% bệnh nhân đến khám có triệu chứng đau, tiếp theo là triệu chứng hạn chế vận động khớp vai chiếm tỷ lệ 90%, cuối cùng là các triệu chứng yếu vai và lục cục vai chiếm tỷ lệ tương ứng là 10% và 6,67%. Nghiên cứu này cũng giống với các nghiên cứu trong nước như Hà Thiêm Đông48, Đặng Thị Bích Nguyệt16 và các tác giả nước ngồi như Amy R. Watts50, Boileau51. Như vậy, đau là triệu chứng hàng đầu để bệnh nhân đến khám và điều trị.