Hình dạng mỏm cùng vai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.2.4. Hình dạng mỏm cùng vai

Nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ mỏm cùng vai loại 1 chiếm 30%, loại 3 chiếm 16,7% còn lại đa số là loại 3 chiếm 53,3%. Theo lý thuyết kinh điển về nguyên nhân cơ học trong hội hứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai của Neer5 và nghiên cứu của Bigliani12 cho rằng hình dạng mỏm cùng vai hạ thấp ở phần phía trước trong mặt phẳng đứng dọc (loại 2, loại 3) có thể dẫn đến chèn ép, viêm gân và cuối cùng là rách chóp xoay. Cùng với đó Wang và cộng sự56 đã chỉ ra rằng: bệnh nhân có hình dạng mỏm cùng vai loại 2 và loại 3 đáp ứng kém với phương pháp điều trị bảo tồn trong hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, đa số (58,3%) bệnh nhân có hình dạng mỏm cùng vai loại 3 cần điều trị phẫu thuật. Cùng nghiên cứu nhóm bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, kết quả của chúng tơi có điểm khơng tương đồng với nghiên cứu của Hà Thiêm Đông48 khi xem xét 49 bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai có tới 79,6% thuộc mỏm cùng vai loại 1, cịn lại 20,4% người bệnh có mỏm cùng vai loại 2 và loại 3. Lý giải điều khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi lấy bệnh nhân điều trị phẫu thuật, trong khi đó tác giả Hà Thiêm Đơng chủ yếu hướng tới điều trị nội khoa.

4.2.5. Hình ảnh chồi xương, dịch trong khoang dưới mỏm cùng vai

Theo nghiên cứu của Đặng Thị Bích Nguyệt16 có 45,4% trường hợp có hình ảnh chồi xương trong nhóm bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, cùng với đó nghiên cứu của Nguyễn Hữu Mạnh47 và Hà Thiêm Đông48 cũng thu được kết quả tương đồng với tỷ lệ người bệnh có hình ảnh chồi xương trong khoang dưới mỏm cùng vai lần lượt là 47,22% và 51%. Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng, chúng tôi thu được tỷ lệ bệnh nhân

có hình ảnh chồi xương là 43,3%. Kết quả này có sự tương đồng với những nghiên cứu của các tác giả nói trên. Q trình thối hóa của mỏm cùng vai dẫn đến xuất hiện chồi xương trong khoang dưới mỏm cùng, chúng góp phần làm gia tăng sự cọ xát của chóp xoay với mặt dưới mỏm cùng vai gây viêm gân chóp xoay dẫn tới triệu chứng đau, hạn chế vận động mỗi khi nâng cánh tay lên cao. Tác giả Aoki và cộng sự57 phẫu tích cấu trúc giải phẫu vai trên 130 tử thi và thấy rằng mỏm cùng vai có chồi xương thì dốc hơn và làm tăng vết lõm trên bề mặt củ lớn xương cánh tay. Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy rằng tỷ lệ chồi xương ở mặt dưới mỏm cùng vai tăng lên theo tuổi cùng với sự giảm góc bên của mỏm cùng vai ở những bệnh nhân đã có hẹp khoang dưới mỏm cùng.

Theo biểu đồ 3.8 hình ảnh dịch trong khoang dưới mỏm cùng vai chiếm tỷ lệ cao 76,7%, đây là hình ảnh đặc trưng trong nhóm bệnh nhân bị hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai. Tác giả Monu Ju và cộng sự58 hồi cứu 21 bệnh nhân có dày bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai thu được kết quả bệnh nhân bị hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 42,9%. Kết quả này của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Neer5

và Nguyễn Hữu Mạnh47.

Hình ảnh dịch trong khoang dưới mỏm cùng hướng tới tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp vai hay còn gọi là túi hoạt dịch. Túi hoạt dịch này có vai trị hoạt động như một lớp đệm giữa xương, dây chằng và cơ gần khớp, giúp các cử động được linh hoạt. Khi túi hoạt dịch bị viêm ảnh hưởng tới vận động của các tổ chức này và dẫn tới đau khi vận động. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp vai thường là do chấn thương mạnh ở vùng vai hoặc do tai nạn tập thể thao quá mức, các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại hoặc do thối hóa gân. Trong phẫu thuật tạo hình khoang dưới mỏm cùng vai bước cơ bản loại bỏ tác nhân cơ học gây viêm túi hoạt dịch dưới mỏm cùng, cịn lại tình trạng

viêm có thể gây đau kéo dài cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Vì vậy, có thể tư vấn cho các bệnh nhân có hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai nên tránh các hoạt động quá sức, lặp đi lặp lại, điều này giúp tăng hiệu quả điều trị và tránh tái phát.

4.2.6. Hình ảnh quá phát củ lớn xương cánh tay

Có 63,3% số bệnh nhân trong nghiên cứu có hình ảnh q phát củ lớn xương cánh tay trên phim chụp X-quang khớp vai. Bản chất cơ chế tổn thương trong hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai là sự cọ xát của chỏm xương cánh tay vào mỏm cùng vai trong các động tác nâng tay quá đầu. Sự cọ xát làm vùng xương bị kích thích và có thể để lại biểu hiện trên phim chụp là hình ảnh phù xương, quá phát củ lớn15. Đây là một trong những dấu hiệu sớm trên chẩn đốn hình ảnh hướng tới hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w