Minh họa XQ khớp vai phương pháp Neer

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 29 - 30)

Surgeons)

Phương pháp Neer (Outlet view)30: Neer và Poppen mô tả quan điểm chỗ

thoát của cơ trên gai được quan sát bằng cách chụp XQ cạnh bên trong mặt phẳng của xương bả vai với các chùm tia X bẻ một góc 10o đến 15o về phía chân, vào sát bờ sau xương bả vai, xuyên qua điểm trên đầu xương cánh tay. Mục đích của phương pháp Neer là làm rõ khoảng trống dưới mỏm cùng vai để chẩn đoán vùng vai bị chèn ép. Phim XQ chỗ thoát của gân cơ trên gai đã được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán chèn ép khoang dưới mỏm cùng. Tuy nhiên, những kết quả có thể khó để mơ phỏng lại một cách phù hợp vì gù cột sống ngực hoặc sự chồng hình của cấu trúc xương lân cận của cơ thể, chẳng hạn như xương đòn, xương sườn hoặc xương bả vai. Mặt khác, tất cả những kết quả này có thể có mặt trong đối tượng khơng có triệu chứng, làm cho mối quan hệ của những kết quả này tới chẩn đoán hẹp khoang dưới mỏm cùng gây tranh cãi.

Hình 1.11: Minh họa XQ khớp vai phương pháp Neer* Nguồn: Theo nguồn AAOS (American Academy of Orthopaedic * Nguồn: Theo nguồn AAOS (American Academy of Orthopaedic

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khoảng cách xương cánh tay và mỏm cùng vai phản ánh tốt hơn tình trạng lâm sàng của bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng hơn so với hình dạng mỏm cùng vai.

1.3.1.2. Một số các khái niệm

Chỉ số mỏm cùng vai (Acromion index): Khái niệm chỉ số mỏm cùng

vai (acromion index) [AI] được định nghĩa đầu tiên bởi Nyffeler và các cộng sự, nó có thể trực tiếp mơ tả các mức độ mở rộng ngang của mỏm cùng vai. Nó cũng có thể được coi như mức độ bao phủ của mỏm cùng vai vào các mô mềm dưới mỏm cùng vai. Phim XQ chụp chuẩn trước sau của vai là cần thiết trong việc đo các chỉ số mỏm cùng vai31.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 29 - 30)