Minh họa nghiệm pháp Impingement

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 25 - 28)

1.2.5.3. Khơng có các nghiệm pháp của tổn thương chóp xoay kèm theo

o Nghiệm pháp cho đầu dài gân cơ nhị đầu.

Nghiệm pháp bàn tay ngửa hay nghiệm pháp Speed. Người khám đối diện với bệnh nhân, cánh tay duỗi thẳng, đưa ra trước 90 độ, bàn tay ngửa hướng lên trên. Bệnh nhân giữ tay khi người khám đè xuống. Khi có bệnh lý đầu dài gân cơ nhị đầu, bệnh nhân sẽ đau. Nếu bệnh nhân không giữ được tay chứng tỏ có đứt gân và khi đó có thể thấy khối cơ nhị đầu mặt trước cánh tay to lên. Bennet (1998) đã phân tích qua nội soi đối chiếu với lâm sàng cho biết độ nhạy của nghiệm pháp này đạt 90% nhưng độ đặc hiệu chỉ là 13,8%. Giá trị tiên đoán dương và âm lần lượt là 23% và 83%.

Nghiệm pháp Job: Người khám đứng đối diện hay phía sau người bệnh. Hai tay bệnh nhân đưa ra trước, dạng 90 độ trong mặt phẳng xương bả vai, ngón tay cái trỏ xuống đất. Người khám dùng lực đẩy cánh tay đi xuống trong khi bệnh nhân kháng lại. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân có đau và yếu tay bên bệnh. Cần cẩn thận bệnh nhân có thể yếu giả vì đau khi có hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Nghiệm pháp Job được cho là có giá trị tiên đốn dương là 84% và giá trị tiên đoán âm là 58%.

o Nghiệm pháp cho gân dưới gai và gân trịn bé hay chóp xoay phía sau.

Nghiệm pháp Patte: bệnh nhân khuỷu gấp 90 độ, người khám nâng cánh tay bệnh nhân lên 90 độ trong mặt phẳng xương bả vai sau đó yêu cầu bệnh nhân xoay ngồi cánh tay có đối kháng và so sánh với tay cịn lại, nếu bệnh nhân có yếu so với tay bên lành thì nghiệm pháp dương tính.

o Nghiệm pháp cho gân dưới vai.

Nghiệm pháp Gerber: bệnh nhân được yêu cầu đặt mặt lưng bàn tay sau lưng gấp khuỷu 90°. Người khám kéo tay bệnh nhân ra khỏi lưng khoảng 5- 10cm và yêu cầu bệnh nhân giữ yên tay ở tư thế này mà không duỗi khuỷu. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân khơng thể giữ n tay được. Độ nhạy và độ đặc hiệu được cho là đạt đến 100% trong trường hợp rách hoàn toàn gân dưới vai nhưng nghiệm pháp này không thể phát hiện các trường hợp rách bán phần bề dày gân dưới vai.

o Nghiệm pháp cánh tay rơi.

Người khám dùng tay giạng thụ động cánh tay bệnh nhân lên tầm độ cao nhất có thể được, sau đó bỏ tay ra và yêu cầu bệnh nhân tự giữ cánh tay của mình và hạ từ từ xuống. Nếu bệnh nhân hạ được xuống vị trí 100° và sau đó khơng cịn giữ tay được nữa mà để nó rơi tự do xuống thân mình thì

nghiệm pháp được xem là dương tính. Thường gặp trong rách hồn tồn và rách lớn của chóp xoay.

1.3. Chẩn đốn hình ảnh của hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai

1.3.1. Chụp X quang (XQ) đánh giá hình dạng mỏm cùng vai và khoảngdưới mỏm cùng vai dưới mỏm cùng vai

1.3.1.1. Các kỹ thuật chụp phim để quan sát

Chụp XQ khớp vai thẳng cánh tay tư thế trung tính: Khuỷu gấp 90˚.

Phim đặt sau vai. Tia tập trung vùng 1/3 dưới khớp vai. Phim này cho thấy củ lớn xương cánh tay, độ dày vỏ xương khoảng 1mm, bờ đều, khoang dưới mỏm cùng cánh tay phải lớn hơn 7mm và sự chênh lệch hai bên khơng q 2mm. Có thể giúp xác định các bất thường, chẳng hạn như thối hóa của khớp cùng vai-địn, viêm vơi hóa gân, dấu hiệu của sự không ổn định ổ chảo cánh tay (tổn thương xương Bankart hoặc tổn thương Hill-Sachs ), các khối u và thối hóa của khớp ổ chảo cánh tay. Khi đưa ra các chẩn đoán của hẹp khoang dưới mỏm cùng, chụp phim XQ trước sau có thể phát hiện các nang sụn khớp hoặc xơ cứng của củ lớn xương cánh tay với các khu vực tương ứng của xơ cứng hoặc thúc đẩy hình thành trên cạnh trước của mỏm cùng vai26,27.

Hình 1.9: Minh họa XQ khớp vai thẳng với trường hợp bình thường (hình bên trái) và trường hợp có canxi hóa cơ trên gai (hình bên phải)

* Nguồn: Theo nguồn AAOS (American Academy of Orthopaedic

Surgeons)

XQ tư thế nghiêng có thể cần thiết để chẩn đốn khơng liên tục đầu

khớp của xương cùng vai (Os acromiale).

XQ khớp vai nghiêng kiểu Lamy: được Lamy mô tả từ năm 1949.

Bệnh nhân chụp tư thế đứng, mặt quay vào bàn, nghiêng ra trước 45˚ đến 60˚, mặt ngoài vai được chụp tựa vào phim, khuỷu gấp 90˚và đưa ra sau để tránh chồng xương cánh tay lên xương bả vai, tia nằm ngang và tập trung ở khớp vai. Trên phim, xương bả vai và các thành phần của nó tạo thành hình chữ Y và nằm ngoài lồng ngực. XQ tư thế này cho phép thấy hố trên gai và dưới gai, cho thấy gián tiếp tồn bộ chóp xoay bao quanh chỏm xương cánh tay, cho phép định vị được khối calci hố cơ chóp xoay, thấy lỗ rách gân chóp xoay khi có bơm thuốc cản quang, phân tích được hình dạng của phần xa của mỏm cùng, mỏm quạ và xương bả vai. Dựa trên phim này, Bigliani và Morrisonchia mỏm cùng ra làm 3 dạng là dạng phẳng, cong và móc12,28,29.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 25 - 28)