*Nguồn: BN Nguyễn Thị G (Nữ, 79 tuổi, mã BA: 1904060987), Nguyễn Thị H (Nữ, 46 tuổi, mã BA: 1902280712), Bế Thị D (Nữ, 55 tuổi, mã BA:
1911220963)
2.2.3.5. Cách thức phẫu thuật
- Cắt đốt màng hoạt dịch viêm.
- Mài tạo hình khoang dưới mỏm cùng vai.
2.2.3.6. Kết quả sau phẫu thuật
- Biến chứng sau phẫu thuật. - Thời gian điều trị sau phẫu thuật. - Thời gian theo dõi sau phẫu thuật.
- Đánh giá theo bảng thang điểm UCLA (phụ lục):
Bảng điểm đánh giá khớp vai của Đại học California Los Angeles (the University of California–Los Angeles Shoulder Scale) được giới thiệu lần đầu vào năm 1981 trong một bài viết của H. C. Amstutz và các cộng sự46. Bảng điểm này được sử dụng trong các nghiên cứu cho các bệnh nhân bị viêm khớp vùng vai hoặc hẹp khoang dưới mỏm cùng vai đã trải qua phẫu thuật.
Cách chấm điểm cho bệnh nhân dựa trên 5 mục khác nhau: đau, chức năng,
bệnh nhân sau phẫu thuật. Có điểm riêng cho từng mục. Bao gồm đau 10 điểm, chức năng khớp vai 10 điểm, tầm hoạt động tay đưa ra trước chủ động 5 điểm, sức cơ tay 5 điểm, và sự hài lòng của bệnh nhân sau khi phẫu thuật 5 điểm, tổng cộng 35 điểm. Trong đó:
o Từ 34-35 điểm: rất tốt
o Từ 28-33 điểm: tốt
o Từ 21-27 điểm: trung bình
o Từ 0-20 điểm: xấu
2.2.4. Phương pháp phẫu thuật
2.2.4.1. Trang thiết bị và chuẩn bị dụng cụ
Trang thiết bị.
Bàn mổ chỉnh hình.
Dàn máy nội soi: Đầu camera và bộ xử lý hình ảnh, nguồn sáng và dây sáng, màn hình.