Góc bên mỏm cùng vai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.2.2. Góc bên mỏm cùng vai

Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân hẹp KDMCV chúng tôi thu được kết quả chỉ số góc bên mỏm cùng vai (LAA) trung bình của cả nhóm là 75,5 ± 1,57. Theo nghiên cứu của Ming-Yang Yu và cộng sự19 trên 165 bệnh nhân hẹp KDMCV có kết quả LAA trung bình là 76,8 ± 7,02, trong khi nhóm 63 bệnh nhân khơng có triệu chứng, khớp vai bình thường chỉ số LAA là 80,0 ± 7,3365. Một số nghiên cứu của nhóm tác giả khác như Maurice Balke và cộng sự53, Tetreault và cộng sự55 cũng thu được kết quả chỉ số LAA ở nhóm bệnh nhân hẹp KDMCV nhỏ hơn so với nhóm bình thường khơng có triệu chứng. Tetreault và cộng sự cũng nhận định rằng chỉ số LAA nhỏ hơn sẽ làm tăng áp

lực của chỏm xương cánh tay lên chóp xoay, gây chèn ép chóp xoay trong KDMCV và dẫn tới những biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng55.

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đồng với kết quả thu được của các nhóm tác giả trên.

Hình thái học của xương bả vai là cố định, vì thế các chỉ số về độ bao phủ của mỏm cùng vai và góc bên của mỏm cùng vai là cố định. Mức độ rộng của mỏm cùng vai cùng với sự nhỏ đi về góc bên của các loại hình thái mỏm cùng vai khác nhau gây tổn thương mô mềm khi di chuyển trong KDMCV. Đây là những yếu tố bẩm sinh thứ phát thuộc về xương. Về mặt lý thuyết, phần mở rộng bên và góc bên của mỏm cùng vai ảnh hưởng đến diện bao phủ của chỏm xương cánh tay.

Tìm hiểu mối liên quan giữa các chỉ số AI và LAA trên cận lâm sàng Nguyễn Xuân Mạnh đã tìm thấy mối liên quan nghịch giữa chí số độ bao phủ mỏm cùng vai (AI) và chỉ số góc bên mỏm cùng vai (LAA) là r = -0,4347. Như vậy, những bệnh nhân có sự gia tăng về chỉ số AI thì chỉ số LAA giảm đi. Hai yếu tố này kết hợp làm tăng sự cọ sát của phần mềm với mặt dưới mỏm cùng vai ở những bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai khi thực hiện động tác nâng cánh tay lên cao. Theo nghiên cứu của Maurice Balke và cộng sự trên 3 nhóm bệnh nhân: nhóm 1 gồm 50 bệnh nhân khớp vai bình thường nhóm 2 gồm 50 bệnh nhân bị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai khơng tổn thương chóp xoay và nhóm 3 gồm 50 bệnh nhân rách chóp xoay thu được mối tương quan nghịch biến giữa chỉ số AI và LAA53.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w