Đặc điểm thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.2.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh và triệu chứng đau của bệnh nhân có liên quan chặt chẽ với nhau. Theo nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh tại Việt Nam thường có xu hướng chịu đựng hoặc tự mua thuốc về điều trị khi triệu chứng

mới khởi phát.Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giảm đau ngắn hạn, và khi đau với thời gian kéo dài người bệnh sẽ đi khám và điều trị tại bệnh viện. Theo bảng 3.1 nhóm bệnh nhân có thời gian đau từ 6 tháng đến 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 56,7%, nhóm bệnh nhân có thời gian đau từ 1 năm tới 2 năm chiếm tỷ lệ 30%, cịn lại là nhóm thời gian đau trên 2 năm chiếm 13,3%. Theo Amy R. Watts và cộng sự thời gian đau trung bình là 11,7 tuần, trong đó ngắn nhất là 1 tuần và dài nhất là 72 tuần50. Các tác giả cho rằng hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai là nguyên nhân gây đau và hạn chế vận động, đây cũng là hai lý do chính mà bệnh nhân phải tới bệnh viện khám và điều trị49,51.

4.2.3. Khám các nghiệm pháp trước mổ

Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu 30 bệnh nhân chúng tôi thu được kết quả nghiệm pháp Neer dương tính với tỷ lệ 73,3%, nghiệm pháp Hawkins dương tính với tỷ lệ 83,3%. Nghiệm pháp pháp Impingment được thực hiện ở 2 bệnh nhân với tỷ lệ dương tính là 6,7%. Kết quả của chúng tơi tương tự với nghiên cứu của Hegedus và cộng sự chỉ ra rằng độ nhạy và độ đặc hiệu của nghiệm pháp Neer lần lượt là 79% và 53%52. Çalış và cộng sự nghiên cứu trên 125 trường hợp hẹp KDMCV thu được độ nhạy của nghiệm pháp Hawkins là 92,1%49. Điều kiện phịng khám khơng cho phép thực hiện nghiệm pháp Impingement trên tồn bộ nhóm bệnh nhân nghiên cứu nên chúng tơi thực hiện nghiệm pháp trên 2 bệnh nhân có nghi ngờ triệu chứng.

4.2.1. Chỉ số độ bao phủ mỏm cùng vai

Theo nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số độ bao phủ mỏm cùng vai trung bình trong cả nhóm bệnh là 0,74 ± 0,04, kết quả này gần tương đương với nghiên cứu của Ming-Yang Yu và các cộng sự19 với kết quả chỉ số AI trung bình ở nhóm bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai là 0,72 ± 0,06 ở 165 bệnh nhân bị hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, cịn ở nhóm 65 người khơng có triệu chứng, vai bình thường thì chỉ số AI là 0,66 ± 0,06, với

nhóm 63 bệnh nhân bị chấn thương vai mới thì chỉ số AI trung bình là 0,59 ± 0,06. Trong nghiên cứu của Nyffeler cà cộng sự31 chỉ số độ bao phủ mỏm cùng vai trung bình ở người bình thường là 0,64 ± 0,06. Một nghiên cứu khác của Maurice Balke và cộng sự53 thu được kết quả chỉ số AI trung bình của nhóm 50 bệnh nhân hẹp KDMCV là 0,73 so với nhóm 50 người nhóm chứng có khớp vai bình thường là 0,67. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Mạnh47 chỉ số độ bao phủ mỏm cùng vai ở bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai là 0,79 ± 0,094, theo Hà Thiêm Đông48 nghiên cứu trên 43 bệnh nhân hẹp KDMCV đơn thuần chỉ số này là 0,7 ± 0,085. Dựa trên kết quả nghiên cứu của chúng tôi và kết quả của tác giả ở trên ta thấy chỉ số AI trên bệnh nhân có hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai cao hơn so với nhóm bệnh nhân bình thường.

Edelson và Taitz54 đã nghiên cứu hơn 200 mẫu xương bả vai và chỉ ra rằng mỏm cùng vai với độ dốc càng nhiều thì những thay đổi thối hóa dễ xảy ra hơn. Cùng với đó, nhóm tác giả cũng quan sát và phát hiện ra rằng quá trình tăng những thay đổi thối hóa ở mỏm cùng vai có liên quan với tăng độ dài của mỏm cùng vai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (Trang 70 - 72)