(Acromiohumeral interval)
Khái niệm về góc bên mỏm cùng vai (Lateral Acromion Angle) [LAA]27,33: Góc bên mỏm cùng vai (LAA) được đo trên phim XQ chuẩn trước
sau theo cách của Banas và các cộng sự. Có một sự tương quan đáng kể rõ rệt về mặt thống kê giữa giảm góc bên mỏm cùng vai và tăng nguy cơ bệnh của chóp xoay. Những bệnh nhân bị rách chóp xoay đã có góc bên mỏm cùng vai nhỏ hơn hoặc bằng 70 °.
Hình 1.14: Minh họa về góc bên mỏm cùng vai (Lateral Acromion Angle) * Nguồn: Theo nguồn Miller RJ Banas MP, Totterman S (1995)33
1.3.2. Chụp cộng hưởng từ (MRI) đánh giá
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cung cấp chi tiết về khả năng các vị trí của hẹp khoang dưới mỏm cùng thơng qua chỗ thốt gân cơ trên gai. Trên các mặt phẳng cắt ta có thể thấy và xác định được sự cốt hóa của dây chằng cùng vai-
quạ hoặc sự hiện diện của một chồi xương dưới mỏm cùng vai. Tuy nhiên, sự khác biệt của một chồi xương bệnh lý và dây chằng cùng vai-quạ bình thường có thể khó khăn.
Trên phim MRI cũng có thể làm thấy rõ những dấu hiệu của viêm túi hoạt dịch dưới cơ denta. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng này bao gồm túi hoạt dịch độ dày > 3 mm, sự hiện diện của dịch ở giữa khớp cùng- địn, và sự hiện diện của dịch ở phía trước của túi hoạt dịch4,34.
Hình 1.15: Minh họa về viêm túi hoạt dịch dưới cơ Denta và dịch ở khớp cùng-đòn
*Nguồn: Theo nguồn CP Smith, CE Vassiliou, JR Pack, D von Borstel35
Thông thường, bệnh nhân chụp MRI với tư thế khép cánh tay tuy nhiên tư thế này không tái hiện được hết các vị trí chèn ép. Mặc dù vậy, chụp phim MRI tư thế này vẫn có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân cơ học dẫn đến chèn ép khoang DMCV.
.