Được đứng sau động từ/ động ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 49 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. So sánh về mặt ngữ pháp

2.2.4. Được đứng sau động từ/ động ngữ

Trong tiếng Việt, trong kết cấu “động từ/ động ngữ + được”, trợ động từ

“được” đứng sau động từ/ động ngữ có thể biểu đạt ý nghĩa kết quả, cũng

a. Ý nghĩa kết quả, biểu thị đạt tới mức độ/ trạng thái nào đó được coi như đạt yêu cầu/ may/ tốt. Ví dụ:

(85) Tơi giành được học bổng của nhà trường.

我获得奖学金。(Ngã hoạch đắc tưởng học kim.) (86) Chị mua được một cái áo mới.

我买得一件新衣服。(Ngã mãi đắc nhất kiện tân y phục.)

b. Ý nghĩa khả năng, biểu thị có khả năng đạt tới một kết quả nào đó như mong muốn/ may/ tốt/ đạt yêu cầu. Ví dụ:

(87) Bố tơi uống được rượu.

我爸喝得酒。(Ngã bá hát đắc tửu.) (88) Anh ấy nói được tiếng Hán.

他说得中文。(Tha thuyết đắc Trung văn.)

Các từ “được” trong kết cấu này chỉ có thể dịch thành “得 (đắc)” trong

tiếng Hán, không thể dịch thành “被 (bị)”. Vì trong tiếng Hán, chỉ có kết cấu “ động từ + 得 (đắc)”, nhưng khơng có kết cấu “ động từ/ động ngữ + 被 (bị)”, từ “被(bị)” chưa bao giờ đứng sau động từ. Khi từ “得 (đắc)” đứng sau động từ làm trợ từ, theo Tám trăm từ trong tiếng Hán hiện đại nghĩa của từ “得 (đắc)” có 2 nghĩa: a. dùng để biểu đạt trình độ hoặc kết quả. b. dùng để

biểu đạt có khả năng, có thể, cho phép (Bắc Kinh, 1980). Thế hai nghĩa này tương đương với hai nghĩa của từ “được” trong cấu trúc “động từ/ động ngữ + được”.

Hai ngơn ngữ tuy có tương đồng, nhưng cũng có khác biệt, cho nên mới cần chúng tơi tìm điểm khác nhau. Kết cấu “động từ + 得 (đắc)” trong tiếng Hán và kết cấu “động từ/ động ngữ + được” cơ bản giống nhau, ý nghĩa cũng như nhau, nhưng vẫn có khác biệt nhỏ.

Động từ trước từ得 (đắc) trong tiếng Hán có tính khẩu ngữ hơn. Từ có tính khẩu ngữ trong tiếng Hán chủ yếu là đơn âm tiết và từ có tính văn viết thường là song âm tiết, cho nên động từ trong kết cấu “động từ + 得 (đắc)” thường là từ đơn âm tiết, tức là động ngữ không thể đứng trước từ 得 (đắc) trong tiếng Hán. Ví dụ: “吃得 (ăn được)”, “穿得 (đi được)”. Mà trong tiếng Việt thì khơng có hạn chế như vậy. Ví dụ:

(89) Nhìn thấy được. (89a) *看到得。(Khán đáo đắc.) (89b) 看得到。(Khán đắc đáo.) (90) Làm hết được. (90a) *做完得。(Tố hoàn đắc.) (90b) 做得完。(Tố đắc hoàn.)

Nếu trực tiếp dịch theo trật tự từ, như câu (89a) và (90a), thì là câu sai, khơng phù hợp với ngữ pháp tiếng Hán. Nếu muốn dịch sang tiếng Hán phải đặt “得 (đắc)” giữa hai động từ, như câu (89b), (90b).

Trong tiếng Hán cũng có những cách dùng của “động từ + 得 (đắc)” khơng tương đương với “động từ + được”. Ví dụ trong tiếng Việt, nếu muốn

biểu đạt trình độ thì trực tiếp dùng “rất/ lắm” bổ nghĩa cho tính từ, nhưng trong tiếng Hán phải đứng một từ “得 (đắc)” giữa bổ ngữ và vị ngữ. Từ “

(đắc)” trong kết cấu “động từ + 得 (đắc)” như này thì phải dịch thành “rất/ lắm”. Ví dụ:

(91) 他跑得很快。(Tha bào đắc ngận khối.) Cậu ấy chạy rất nhanh.

Theo câu ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng từ “得 (đắc)” trong tiếng

Hán tương đương với phó từ “rất/ lắm” trong tiếng Việt.

Liên từ “đến nỗi” trong tiếng Việt là dùng để liên kết bổ ngữ và vị ngữ, nhưng trong tiếng Hán cũng dùng kết cấu “động từ + 得 (đắc)”, từ “得

(đắc)” trong đó dịch sang tiếng Việt là “đến nỗi”, biểu đạt động từ trước từ

“得 (đắc)” đã đến trình độ khơng chịu được, từ đứng sau từ “ (đắc)”

thường là những từ khơng tốt. Ví dụ:

(92) 她哭得说不出话。(Tha khốc đắc thuyết bất xuất thoại.) Cơ ta khóc đến nỗi nói khơng nên lời.

(93) 跑得全身都是汗。(Bào đắc tồn thân đơ thị hãn.) Chạy đến nỗi tồn thân đều là mồ hơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)