Từ được trong cấu trúc bị động, câu bị động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 52 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Từ được trong cấu trúc bị động, câu bị động

Từ “được” trong tiếng Việt có thể diễn đạt ý nghĩa tình thái cũng có thể diễn đạt ý nghĩa bị động. Vì thể hiện ý nghĩa bị động, nên được cũng tham gia tạo lập cấu trúc bị động và câu bị động. Từ “được” của tiếng Việt có cách

dùng khá phức tạp. Nó có thể được dùng như những thực từ, như những động từ tình thái, và như những trợ động từ bị động. Nhưng trong cấu trúc bị động, câu bị động có từ được là trợ động từ bị động.

Tuy từ “得 (đắc)” của tiếng Hán tương đương khá tốt với từ “được” về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, nhưng nó chỉ là một từ có tình thái đánh giá tốt, và là một động từ thực, khơng có ý nghĩa bị động, cho nên từ “得 (đắc)” không thể dùng trong cấu trúc bị động và câu bị động tiếng Hán.

Câu bị động là kiểu câu vừa có nghĩa bị động vừa có cấu trúc cú pháp bị động. Như các cấu trúc nêu ra ở 2.2. phần lớn chỉ diễn đạt ý nghĩa bị động khơng có cấu trúc cú pháp bị động, cho nên chúng không phải là câu bị động điển hình (bị động cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa); mà chỉ là các kiểu câu chủ động có ý nghĩa tiếp thụ (chủ động về mặt ngữ pháp nhưng bị động về mặt ngữ nghĩa).

Tiếng Việt là ngôn ngữ khơng biến đổi hình thái nên không xây dựng câu bị động bằng các dạng biến đổi hình thái kết hợp với cấu trúc bị động. Nó thể hiện câu bị động bằng các cấu trúc cú pháp. Những câu nào thỏa mãn các điều kiện của kiến trúc cú pháp bị động như sau thì là câu bị động:

A. Chủ ngữ bị động, về mặt ý nghĩa, chịu ảnh hưởng của động từ chuyển tác trong câu bị bao.

B. Có mặt trợ động từ bị động bị hay được. Vị tố là một câu bị bao, trong đó có chủ ngữ chủ động (có thể vắng mặt) và vị tố là động

từ chuyển tác; thực thể nêu ở chủ ngữ chủ động của câu bị bao không trùng với thực thể nêu ở chủ ngữ bị động của câu. (Diệp Quang Ban, 2005)

Đi vào khảo sát chi tiết, chúng tôi thấy trong các câu bị động, được tham gia vào cấu trúc câu, đứng ở những vị trí như sau (N1: chủ ngữ bị động; N2: chủ ngữ chủ động; V: động từ vị tố) (Ngữ liệu của Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên, 2004):

- N1 – được – V Ví dụ:

(94) Căn phịng được ngăn làm hai. - N1 – được – N2 – V

Ví dụ:

(95) Ý kiến của tơi được cả tổ lái tán thành. - N1 – được – V – bởi – N2

Ví dụ:

(96) Đền được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1968 bởi Hội Phủ Giầy tương tế.

Trên đây là những cấu trúc bị động có sự tham gia tổ chức của động từ là

được của tiếng Việt. Như trên đã nói từ “得 (đắc)” trong tiếng Hán khơng có

ý nghĩa bị động, khơng phải giới từ bị động, cho nên nó tạo lập cấu trúc bị động và câu bị động bằng cách riêng. Tiếng Hán thường dùng từ “被 (bị)”

vào câu bị động để biểu thị ý nghĩa bị động. Ý nghĩa và cách dùng của từ “被

(bị)” tương ứng khá nhiều với từ “bị” trong tiếng Việt, cho nên chúng tơi sẽ

trình bày câu bị động trong tiếng Hán và so sánh cấu trúc bị động, câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán ở chương 3.

2.4. Tiểu kết

Trong chương này chúng tơi đã trình bày những phân tích từ “được” về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa của nó, và so sánh với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.

Từ “được” trong tiếng Việt có thể khái quát hóa, qui về ba nghĩa: ý

nghĩa tiếp thụ, ý nghĩa kết quả và ý nghĩa khả năng. Ba ý nghĩa này khơng có từ nào hồn tồn tương ứng trong tiếng Hán, cho nên ta phải căn cứ vào ngữ cảnh để phán đoán và chọn dùng từ nào, Trong số các từ tiếng Hán có thể tương đương với được của tiếng Việt, từ “得 (đắc)” được sử dùng nhiều nhất.

Về mặt ngữ pháp, cách dùng của từ “được” khá tương đồng với từ “被

(bị)” và từ “得 (đắc)” trong tiếng Hán. Chúng đều có khả năng đứng trước

danh từ/ danh ngữ, động từ/ động ngữ và mệnh đề, đứng được sau động từ/ động ngữ. Nhưng chúng cũng có ba điểm khác biệt chính:

a. Từ “被 (bị)” không thể đứng trước danh từ/ danh ngữ, cũng

không thể đứng sau động từ/ động ngữ, chỉ có 得 (đắc) hoặc得 到 (đắc đáo) có thể đứng trước đanh từ/ danh ngữ, và đứng sau động từ/ động ngữ.

b. Từ得 (đắc) chỉ có thể đứng sau động từ, không thể đứng sau động ngữ.

c. Từ được đứng trước mệnh đề, khi từ này biểu thị ý nghĩa tiếp thụ, dùng từ被 (bị); khi biểu thị ý nghĩa đạt được khơng có từ cụ thể tương ứng, nhưng đều là dùng các từ có nghĩa đạt được.

Trong chương 3 của luận văn này chúng tôi sẽ thảo luận và so sánh bị, phải của tiếng Việt với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.

CHƢƠNG 3

SO SÁNH TỪ BỊ/PHẢI TRONG TIẾNG VIỆT VỚI TỪ 被 (bị) TRONG TIẾNG HÁN

Trong chương này chúng tôi sẽ so sánh từ bị/ phải của tiếng Việt biểu thị ý nghĩa bị động có ý nghĩa tình thái đánh giá “khơng may mắn/ khơng phù hợp với mong muốn, yêu cầu” với phương tiện biểu thị tương đương: từ被

(bị) trong tiếng Hán.

Từ “bị”, “phải” trong tiếng Việt và từ “被 (bị)” trong tiếng Hán đều mang ý nghĩa bị động. Giữa hai nhóm từ này có nhiều điểm giống nhau, về mặt ngữ pháp và mặt ngữ nghĩa. Điểm khác nhau giữa chúng không nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)