Được đứng trước danh từ/ danh ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. So sánh về mặt ngữ pháp

2.2.1. Được đứng trước danh từ/ danh ngữ

Từ được trong cấu trúc này là động từ, bổ ngữ đứng sau từ được là danh từ hoặc danh ngữ. Cấu trúc “được + danh từ/ danh ngữ” là cấu trúc thường dùng trong tiếng Việt.

Danh từ (hoặc danh ngữ) đứng sau từ được thường là sự vật có lợi, may mắn đối với chủ ngữ (theo đánh giá của người nói). Ví dụ:

(67) Em được kẹo.

(68) Chị ấy được bằng khen. (69) Cậu bé được cái bút rất đẹp.

bút rất đẹp” đứng sau từ được là sự vật mang ý nghĩa may mắn và có lợi cho chủ ngữ “em”, “chị ấy” và “cậu bé”.

Nhưng trong tiếng Hán, từ “被 (bị)” không thể trực tiếp kết hợp với danh từ hoặc danh ngữ, cho nên từ được trong ba câu trên dịch sang tiếng Hán đều là得 (đắc) hoặc 得到 (đắc đáo: đạt tới). Theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn (2002) và Nguyễn Ngọc San(2003), từ

được vay mượn từ từ (đắc) trong tiếng Hán cổ. Nhưng trong tiếng Việt,

từ được cũng bảo tồn nghĩa “获得 (đạt tới)” của động từ得 (đắc) một cách hoàn chỉnh.

Trong tiếng Hán cũng có kết cấu “得 (đắc) + danh từ/ danh ngữ”, nhưng thường dùng kết cấu “得到 (đắc đáo) + danh từ/ danh ngữ”. Cách dùng của nó giống với “được + danh từ/ danh ngữ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

(70) 他得钱。(Tha đắc tiền.) Anh ấy được tiền.

(71) 我得到一瓶可乐。(Ngã đắc đáo nhất bình khả lạc.) Tôi được một chai cola.

(72) 她得到一只猫。(Tha đắc đáo nhất chích miêu.) Em ấy được một con mèo.

Giống với từ “được” trong cấu trúc này, từ 得 (đắc) hoặc得到 (đắc

2.2.2. Được đứng trƣớc động từ/ động ngữ

Trong tiếng Việt, bổ ngữ đứng sau từ được cịn có thể là động từ hoặc

động ngữ, cấu trúc “được + động từ/ động ngữ” là cấu trúc thường dùng nhất. Từ được trong cấu trúc này gồm ba nghĩa như sau:

a. Tiếp thụ sự vật hoặc hành động náo đó được coi là may/ tốt/ có lợi. Ví dụ:

(73) Tôi được tặng quà. (74) Cả tổ được khen.

Từ được trong hai câu trên đều là động từ mang ý nghĩa tiếp thụ, giống với từ “被 (bị)” trong cấu trúc “被 (bị) + động từ/ động ngữ”. Hai câu trên có thể trực tiếp dịch sang tiếng Hán, trật tự từ không thay đổi, từ được dịch ra

thành từ被 (bị):

(73a) 我被送礼。 (Ngã bị tống lễ.)

(74a) 全组被表扬。(Toàn tổ bị biểu đương.)

b. Được phép, có quyền, có nghĩa vụ, có điều kiện để làm việc gì đó. Ví dụ:

(75) Hôm nay chúng tôi được nghỉ. (76) Năm nay em tôi đã được đi bầu cử.

Từ “被 (bị)” của tiếng Hán khơng có nghĩa này, cho nên ý nghĩa này của cấu trúc “được + động từ/ động ngữ” không thể tương đương với “被 (bị) +

động từ/ động ngữ”. Nếu muốn biểu thị ý “được phép làm gì”, phải dùng từ “能 (năng)” của tiếng Hán. Do thói quen, trong cách nói của người Trung

Quốc, người ta thường thêm từ “了 (liễu)” vào cuối câu. Từ “了 (liễu)” này khơng có thực nghĩa trong câu, chỉ là ngữ kí từ. “能 (năng) + động từ/ động ngữ + 了 (liễu)” là một cấu trúc thói quen trong tiếng Hán, biểu thị có thể làm việc nào đó. Cho nên khi “được + động từ/ động ngữ” biểu thị được phép làm diều gì, tương đương với tiếng Hán là cấu trúc “能 (năng) + động từ/ động ngữ + (了 (liễu))”, từ 了 (liễu) trong cấu trúc có thể tỉnh lược, nếu có sẽ khẩu ngữ hơn. Như thế hai ví dụ trên dịch sang tiếng Hán là:

(75a) 明天我们能休息(了)。

(Minh thiên ngã môn năng hưu tức (liễu).)

(76a) 今年我弟弟能去参加选举(了)。

(Kim niên ngã đệ đệ năng khứ tham gia tuyển cử (liễu).)

c. Biểu thị ý đánh giá trung tính trong cấu trúc thể hiện ý nghĩa bị đơng. Ví dụ:

(77) Bốn tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc (“Tây Du Kí”, “Hơng Lâu Mộng”, “Thủy Hử”, “Tam Quốc Diễn Nghĩa”) đã được dịch ra thành nhiều thứ tiếng.

中国的四大名著(《西游记》、《红楼梦》、《水浒》、《三国

演义》)已经被翻译成多种语言。(Trung quốc đích tứ đại danh trước

Nghĩa”) dĩ kinh bị phiên dịch thành đa chủng ngữ ngôn.) (78) Quần áo bẩn được giặt hết rồi.

脏衣服都被洗了。(Tang y phục đô bị tẩy liễu.)

Khi phân tích ý nghĩa tình thái đánh giá chúng tơi đã nói, khi từ “được” biểu thị ý nghĩa trung tính, trong tiếng Hán chỉ có từ “被 (bị)” có thể tương đương với nhau. Cho nên cấu trúc tương đương trong tiếng Hán là “被 (bị) + động từ/ động ngữ”.

Trong tiếng Việt cịn có một kết cấu cũng có thể hiện ý nghĩa bị động: Chủ ngữ + được/ bị + động từ + bởi

Ví dụ:

(79) Tính thống nhất hài hòa bên trong của hệ thống pháp luật được quyết định bởi tính thống nhất của hệ thống kinh tế, chế độ chính trị - xã hội của một quốc gia.

(80) Email là dịch vụ được cung cấp bởi mạng Internet.

Có học giả Trung Quốc cho rằng cấu trúc trên có thể tương ứng với “被 (bị) + động từ + 所 (sở)” hoặc “叫 (khiếu) + động từ + 给 (cấp)” trong tiếng Hán, nhưng chúng tôi thấy rằng hai cấu trúc này chỉ tương ứng với “bị + động từ + bởi”, không tương đương với cấu trúc “được + động từ + bởi”. Chúng tôi cho rằng cấu trúc “由 (do) + động từ + 而 (nhi)” có thể tương ứng tốt hơn với cấu trúc trên. Cho nên hai câu trên sẽ dịch thành:

度系统而决定。(Pháp luật kế thống nội bộ đích hịa hài thống nhất thị do nhất cá quốc gia đích kinh tế, chính trị - xã hội chế độ kế thống nhi quyết định.)

(80a) 邮件是由网络而提供的。(Bưu kiện thị do võng lạc nhi đề cung đích.)

Dù tiếng Việt hiện đại hay tiếng Hán hiện đại, cấu trúc này đều được sử dùng khá ít, vì nó khơng phải là cách nói tự nhiên của người Việt và người Trung.

2.2.3. Được đứng trƣớc mệnh đề

Trong kết cấu bị động của tiếng Việt, bổ ngữ đứng sau từ “được” cịn có thể là mệnh đề. Mệnh đề đứng sau từ được thường là một điều/ sự việc có lợi cho người nói hoặc chủ ngữ. Ví dụ:

(81) Nó được chị Liên mời đi uống trà.

她被莲姐请去喝茶。(Tha bị Liên thư thỉnh khứ hát trà.)

(82) Ông Hiệu Trưởng được người ta mời đi họp. 校长被人家请去开会了。

(Hiệu trưởng bị nhân gia thỉnh khứ khai hội liễu.)

(83) Bà ấy được hai đứa con đều học toán giỏi. (Ngữ liệu của Diệp Quang Ban, 1992)

她有两个数学学得很好的孩子。(有hữu: có)

(Tha hữu lượng cá sổ học học đắc ngận hảo đích hài tử.) (84) Giáp được Bình trả tiền.

阿甲收到小平还的钱。(收到thu đáo: đạt được) (A Giáp thu đáo tiểu Bình hồn đích tiền.)

Trong bốn ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng, tuy đều là cấu trúc “được + mệnh đề”, nhưng ý nghĩa diễn đạt cũng có khác biệt.

a. Biểu thị tiếp thụ sự việc được coi là tốt, may.

Như “chị Liên mời đi uống trà” trong câu (81) và “người ta mời đi họp” trong câu (82) đều là sự việc tốt đối với chủ ngữ “nó” và “ơng Hiệu Trưởng”.

Trong tiếng Hán khơng có thuật ngữ mệnh đề, nhưng cũng có khái niệm về mệnh đề. Trong trường hợp này, cấu trúc “被 (bị) + mệnh đề” có thể tương ứng với nhau.

b. Biểu thị đạt được một điều/ sự vật được coi như đạt yêu cầu/ may/ tốt.

Như “hai đứa con đều học tốn giỏi” trong câu (83) và “Bình trả tiền” trong câu (84) đều là sự việc tốt đối với “bà ấy” và “Giáp”.

Trong tiếng Hán khơng có từ nào hoặc cấu trúc nào cố định có thể tương ứng với ý nghĩa này, nhưng thường dùng những từ biểu thị ý nghĩa đạt được, như “有 (hữu: có)”, “得到 (đạt đáo: đạt được)” v.v.

2.2.4. Được đứng sau động từ/ động ngữ

Trong tiếng Việt, trong kết cấu “động từ/ động ngữ + được”, trợ động từ

“được” đứng sau động từ/ động ngữ có thể biểu đạt ý nghĩa kết quả, cũng

a. Ý nghĩa kết quả, biểu thị đạt tới mức độ/ trạng thái nào đó được coi như đạt u cầu/ may/ tốt. Ví dụ:

(85) Tôi giành được học bổng của nhà trường.

我获得奖学金。(Ngã hoạch đắc tưởng học kim.) (86) Chị mua được một cái áo mới.

我买得一件新衣服。(Ngã mãi đắc nhất kiện tân y phục.)

b. Ý nghĩa khả năng, biểu thị có khả năng đạt tới một kết quả nào đó như mong muốn/ may/ tốt/ đạt yêu cầu. Ví dụ:

(87) Bố tôi uống được rượu.

我爸喝得酒。(Ngã bá hát đắc tửu.) (88) Anh ấy nói được tiếng Hán.

他说得中文。(Tha thuyết đắc Trung văn.)

Các từ “được” trong kết cấu này chỉ có thể dịch thành “得 (đắc)” trong

tiếng Hán, không thể dịch thành “被 (bị)”. Vì trong tiếng Hán, chỉ có kết cấu “ động từ + 得 (đắc)”, nhưng khơng có kết cấu “ động từ/ động ngữ + 被 (bị)”, từ “被(bị)” chưa bao giờ đứng sau động từ. Khi từ “得 (đắc)” đứng sau động từ làm trợ từ, theo Tám trăm từ trong tiếng Hán hiện đại nghĩa của từ “得 (đắc)” có 2 nghĩa: a. dùng để biểu đạt trình độ hoặc kết quả. b. dùng để

biểu đạt có khả năng, có thể, cho phép (Bắc Kinh, 1980). Thế hai nghĩa này tương đương với hai nghĩa của từ “được” trong cấu trúc “động từ/ động ngữ + được”.

Hai ngơn ngữ tuy có tương đồng, nhưng cũng có khác biệt, cho nên mới cần chúng tơi tìm điểm khác nhau. Kết cấu “động từ + 得 (đắc)” trong tiếng Hán và kết cấu “động từ/ động ngữ + được” cơ bản giống nhau, ý nghĩa cũng như nhau, nhưng vẫn có khác biệt nhỏ.

Động từ trước từ得 (đắc) trong tiếng Hán có tính khẩu ngữ hơn. Từ có tính khẩu ngữ trong tiếng Hán chủ yếu là đơn âm tiết và từ có tính văn viết thường là song âm tiết, cho nên động từ trong kết cấu “động từ + 得 (đắc)” thường là từ đơn âm tiết, tức là động ngữ không thể đứng trước từ 得 (đắc) trong tiếng Hán. Ví dụ: “吃得 (ăn được)”, “穿得 (đi được)”. Mà trong tiếng Việt thì khơng có hạn chế như vậy. Ví dụ:

(89) Nhìn thấy được. (89a) *看到得。(Khán đáo đắc.) (89b) 看得到。(Khán đắc đáo.) (90) Làm hết được. (90a) *做完得。(Tố hoàn đắc.) (90b) 做得完。(Tố đắc hoàn.)

Nếu trực tiếp dịch theo trật tự từ, như câu (89a) và (90a), thì là câu sai, khơng phù hợp với ngữ pháp tiếng Hán. Nếu muốn dịch sang tiếng Hán phải đặt “得 (đắc)” giữa hai động từ, như câu (89b), (90b).

Trong tiếng Hán cũng có những cách dùng của “động từ + 得 (đắc)” không tương đương với “động từ + được”. Ví dụ trong tiếng Việt, nếu muốn

biểu đạt trình độ thì trực tiếp dùng “rất/ lắm” bổ nghĩa cho tính từ, nhưng trong tiếng Hán phải đứng một từ “得 (đắc)” giữa bổ ngữ và vị ngữ. Từ “

(đắc)” trong kết cấu “động từ + 得 (đắc)” như này thì phải dịch thành “rất/ lắm”. Ví dụ:

(91) 他跑得很快。(Tha bào đắc ngận khoái.) Cậu ấy chạy rất nhanh.

Theo câu ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng từ “得 (đắc)” trong tiếng

Hán tương đương với phó từ “rất/ lắm” trong tiếng Việt.

Liên từ “đến nỗi” trong tiếng Việt là dùng để liên kết bổ ngữ và vị ngữ, nhưng trong tiếng Hán cũng dùng kết cấu “động từ + 得 (đắc)”, từ “得

(đắc)” trong đó dịch sang tiếng Việt là “đến nỗi”, biểu đạt động từ trước từ

“得 (đắc)” đã đến trình độ khơng chịu được, từ đứng sau từ “ (đắc)”

thường là những từ khơng tốt. Ví dụ:

(92) 她哭得说不出话。(Tha khốc đắc thuyết bất xuất thoại.) Cơ ta khóc đến nỗi nói khơng nên lời.

(93) 跑得全身都是汗。(Bào đắc tồn thân đơ thị hãn.) Chạy đến nỗi tồn thân đều là mồ hơi.

2.3. Từ được trong cấu trúc bị động, câu bị động

Từ “được” trong tiếng Việt có thể diễn đạt ý nghĩa tình thái cũng có thể diễn đạt ý nghĩa bị động. Vì thể hiện ý nghĩa bị động, nên được cũng tham gia tạo lập cấu trúc bị động và câu bị động. Từ “được” của tiếng Việt có cách

dùng khá phức tạp. Nó có thể được dùng như những thực từ, như những động từ tình thái, và như những trợ động từ bị động. Nhưng trong cấu trúc bị động, câu bị động có từ được là trợ động từ bị động.

Tuy từ “得 (đắc)” của tiếng Hán tương đương khá tốt với từ “được” về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, nhưng nó chỉ là một từ có tình thái đánh giá tốt, và là một động từ thực, khơng có ý nghĩa bị động, cho nên từ “得 (đắc)” không thể dùng trong cấu trúc bị động và câu bị động tiếng Hán.

Câu bị động là kiểu câu vừa có nghĩa bị động vừa có cấu trúc cú pháp bị động. Như các cấu trúc nêu ra ở 2.2. phần lớn chỉ diễn đạt ý nghĩa bị động khơng có cấu trúc cú pháp bị động, cho nên chúng không phải là câu bị động điển hình (bị động cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa); mà chỉ là các kiểu câu chủ động có ý nghĩa tiếp thụ (chủ động về mặt ngữ pháp nhưng bị động về mặt ngữ nghĩa).

Tiếng Việt là ngôn ngữ khơng biến đổi hình thái nên không xây dựng câu bị động bằng các dạng biến đổi hình thái kết hợp với cấu trúc bị động. Nó thể hiện câu bị động bằng các cấu trúc cú pháp. Những câu nào thỏa mãn các điều kiện của kiến trúc cú pháp bị động như sau thì là câu bị động:

A. Chủ ngữ bị động, về mặt ý nghĩa, chịu ảnh hưởng của động từ chuyển tác trong câu bị bao.

B. Có mặt trợ động từ bị động bị hay được. Vị tố là một câu bị bao, trong đó có chủ ngữ chủ động (có thể vắng mặt) và vị tố là động

từ chuyển tác; thực thể nêu ở chủ ngữ chủ động của câu bị bao không trùng với thực thể nêu ở chủ ngữ bị động của câu. (Diệp Quang Ban, 2005)

Đi vào khảo sát chi tiết, chúng tôi thấy trong các câu bị động, được tham gia vào cấu trúc câu, đứng ở những vị trí như sau (N1: chủ ngữ bị động; N2: chủ ngữ chủ động; V: động từ vị tố) (Ngữ liệu của Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên, 2004):

- N1 – được – V Ví dụ:

(94) Căn phịng được ngăn làm hai. - N1 – được – N2 – V

Ví dụ:

(95) Ý kiến của tôi được cả tổ lái tán thành. - N1 – được – V – bởi – N2

Ví dụ:

(96) Đền được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1968 bởi Hội Phủ Giầy tương tế.

Trên đây là những cấu trúc bị động có sự tham gia tổ chức của động từ là

được của tiếng Việt. Như trên đã nói từ “得 (đắc)” trong tiếng Hán khơng có

ý nghĩa bị động, không phải giới từ bị động, cho nên nó tạo lập cấu trúc bị động và câu bị động bằng cách riêng. Tiếng Hán thường dùng từ “被 (bị)”

vào câu bị động để biểu thị ý nghĩa bị động. Ý nghĩa và cách dùng của từ “被

(bị)” tương ứng khá nhiều với từ “bị” trong tiếng Việt, cho nên chúng tơi sẽ

trình bày câu bị động trong tiếng Hán và so sánh cấu trúc bị động, câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán ở chương 3.

2.4. Tiểu kết

Trong chương này chúng tơi đã trình bày những phân tích từ “được” về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa của nó, và so sánh với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.

Từ “được” trong tiếng Việt có thể khái quát hóa, qui về ba nghĩa: ý

nghĩa tiếp thụ, ý nghĩa kết quả và ý nghĩa khả năng. Ba ý nghĩa này khơng có từ nào hoàn toàn tương ứng trong tiếng Hán, cho nên ta phải căn cứ vào ngữ cảnh để phán đoán và chọn dùng từ nào, Trong số các từ tiếng Hán có thể tương đương với được của tiếng Việt, từ “得 (đắc)” được sử dùng nhiều nhất.

Về mặt ngữ pháp, cách dùng của từ “được” khá tương đồng với từ “被

(bị)” và từ “得 (đắc)” trong tiếng Hán. Chúng đều có khả năng đứng trước

danh từ/ danh ngữ, động từ/ động ngữ và mệnh đề, đứng được sau động từ/ động ngữ. Nhưng chúng cũng có ba điểm khác biệt chính:

a. Từ “被 (bị)” không thể đứng trước danh từ/ danh ngữ, cũng

khơng thể đứng sau động từ/ động ngữ, chỉ có 得 (đắc) hoặc得 到 (đắc đáo) có thể đứng trước đanh từ/ danh ngữ, và đứng sau động từ/ động ngữ.

b. Từ得 (đắc) chỉ có thể đứng sau động từ, không thể đứng sau động ngữ.

c. Từ được đứng trước mệnh đề, khi từ này biểu thị ý nghĩa tiếp thụ, dùng từ被 (bị); khi biểu thị ý nghĩa đạt được khơng có từ cụ thể tương ứng, nhưng đều là dùng các từ có nghĩa đạt được.

Trong chương 3 của luận văn này chúng tôi sẽ thảo luận và so sánh bị, phải của tiếng Việt với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.

CHƢƠNG 3

SO SÁNH TỪ BỊ/PHẢI TRONG TIẾNG VIỆT VỚI TỪ 被 (bị) TRONG TIẾNG HÁN

Trong chương này chúng tôi sẽ so sánh từ bị/ phải của tiếng Việt biểu thị ý nghĩa bị động có ý nghĩa tình thái đánh giá “khơng may mắn/ khơng phù hợp với mong muốn, yêu cầu” với phương tiện biểu thị tương đương: từ被

(bị) trong tiếng Hán.

Từ “bị”, “phải” trong tiếng Việt và từ “被 (bị)” trong tiếng Hán đều mang ý nghĩa bị động. Giữa hai nhóm từ này có nhiều điểm giống nhau, về mặt ngữ pháp và mặt ngữ nghĩa. Điểm khác nhau giữa chúng không nhiều.

3.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa của bị/ phải tiếng Việt với (bị) tiếng Hán

Cả hai từ “bị”, từ “phải” trong tiếng Việt đều mang ý nghĩa “tiếp thụ, bị động” và đánh giá khơng tốt, khơng may, khơng có lợi. Vì có giống nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)