Từ bị, phải trong cấu trúc bị động và câu bị động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 77 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Từ bị, phải trong cấu trúc bị động và câu bị động

Từ “bị” của tiếng Việt giống với từ “được”, có thể làm động từ thực, có thể làm động từ tình thái, cũng có thể làm trợ động từ có ý nghĩa bị động. Nhưng từ “phải” chỉ có thể làm động từ thực và động từ tình thái, khơng phải trợ động từ bị động. Tuy từ “bị” và từ “phải” đều có thể diễn đạt ý nghĩa bị động, nhưng các cấu trúc có từ “phải” không phải là câu bị động. Trong câu bị động, bị được chuyên mơn hóa trong chức năng tạo câu bị đơng, vì nó có tư cách của trợ động từ với tính chất hư cao nhất.

Từ “被 (bị)” trong tiếng Hán cũng có nhiều cách dùng, có thể làm danh từ, có thể làm động từ và cịn có thể làm giới từ bị động. Giới từ trong tiếng Hán hiện đại phần lớn là được hư hóa từ động từ của nó. Ý nghĩa bị động của giới từ “被 (bị)”

là được hư hóa từ nghĩa “gặp, chịu” của động từ “被 (bị)”. Cho nên “ (bị)”

cũng có ý nghĩa bị động, được dùng để tạo lập cấu trúc bị động và câu bị động. Như trong chương 2 đã trình bày, câu bị động là kiểu câu vừa có nghĩa bị động vừa có cấu trúc cú pháp bị động. Như các cấu trúc có từ “phải” nói trên

chỉ là có bị động về ngữ nghĩa, về mặt ngữ pháp là chủ động, khơng phải là câu bị động điển hình. Câu bị động phải chứa cấu trúc cú pháp bị động như sau:

A. Chủ ngữ bị động, về mặt ý nghĩa, chịu ảnh hưởng của động từ chuyển tác trong câu bị bao.

B. Có mặt trợ động từ bị động bị hay được. Vị tố là một câu bị bao, trong đó có chủ ngữ chủ động (có thể vắng mặt) và vị tố là động từ chuyển tác; thực thể nêu ở chủ ngữ chủ động của câu bị bao không trùng với thực thể nêu ở chủ ngữ bị động của câu. (Diệp Quang Ban, 2005)

Đi vào khảo sát chi tiết, tôi thấy trong các câu bị động, bị tham gia vào cấu trúc câu, đứng ở những vị trí như sau (N1: chủ ngữ bị động; N2: chủ ngữ chủ động; V: động từ vị tố) (ngữ liệu của Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên, 2004):

- N1 – bị – V Ví dụ:

(162) Của cải bị tịch thu sạch. (163) Nó bị lơi ra ngồi.

- N1 – bị – N2 – V Ví dụ:

(165) Anh bị người ta bịp rồi. - N1 – bị – V – bởi – N2 Ví dụ:

(166) Tiếng con chim sơn ca bị át đi bởi tiếng còi tàu rúc. (167) Màu cỏ úa đang bị đấy lui bởi các dòng chữ xanh đen.

Câu bị động trong tiếng Hán tương đương với câu bị động trong tiếng Việt. Đều phải thỏa mãn các điều kiện như sau mới là câu bị động:

A. Chủ ngữ bị động, chịu ảnh hưởng của động từ vị ngữ.

B. Có giới từ bị động被 (bị)/ 让 (nhượng)/ 叫 (khiếu)/ 给 (cấp). C. Tân ngữ của giới từ 被 (bị) là chủ ngữ chủ động (có thể vắng mặt),

và vị ngữ là động từ.

Cấu trúc bị động trong tiếng Hán cũng có mơ hình tương đương với cấu trúc bị động trong tiếng Việt (N1: chủ ngữ bị động; N2: chủ ngữ chủ động; V: động từ vị tố): - N1 – 被(bị) – V Ví dụ: (163a) 他被拉到外面。 - N1 – 被(bị) – N2 – V Ví dụ: (164a) 船被风暴打到岸上。 - N1 – 被(bị) – V – 给(cấp)/ 所(sở) – N2

Ví dụ:

(166a) 百灵鸟的歌声被汽笛声给压下去了。

(168) 他不被金钱所动。

Anh ấy không hề bị dao động bởi đồng tiền.

Thông qua các phân tích trên chúng thấy rằng, cấu trúc bị động và câu bị động trong tiếng Hán rất tương đương với cấu trúc bị động và câu bị động trong tiếng Việt.

3.4. Tiểu kết

Trong chương này chúng tơi đã trình bày những phân tích từ “bị”, “phải” về mặt phữ pháp và ngữ nghĩa, đồng thời so sánh với phương tiện

biểu thị tương đương trong tiếng Hán.

Ý nghĩa của từ “bị” trong tiếng Việt chủ yếu là ý nghĩa tiếp nhận, mà ý nghĩa từ “phải” của tiếng Việt rộng hơn từ “bị”. Nó có hai nhóm nghĩa. Nhóm nghĩa thứ nhất là nghĩa tiếp thụ, tương đương với từ “被 (bị)” hoặc từ “要 (yếu)” trong tiếng Hán. Nhóm nghĩa thứ hai là nghĩa đúng/ trúng/ (phù) hợp, tương đương với từ “对 (đối)” hoặc từ “是 (thị)” trong tiếng Hán. Và ý nghĩa tình thái đánh giá của từ “bị” và “phải” đều là không may, không tốt, bất lợi.

Về mặt khả năng kết hợp ngữ pháp, từ “bị”, “phải” trong tiếng Việt có thể đứng trước danh từ, danh ngữ, động từ, động ngữ, và từ bị cịn có thể

(bị)” của tiếng Hán khơng hồn tồn tương đương với “bị”, “phải” trong tiếng

Việt. Tuy vậy, chúng vẫn có ba điểm khác nhau nha sau:

a. Từ “被 (bị)” không thể đứng trước danh từ/ danh ngữ, cũng không thể đứng sau động từ/ động ngữ.

b. Đông từ dứng sau từ 被 (bị) chỉ có thể là động từ ngoại động, khơng thể là động từ nội động.

c. Cấu trúc “động từ + phải” trong tiếng Việt tương đương với “động từ + 到 (đáo)” trong tiếng Hán.

Dù có những điểm khác biệt, nhưng câu bị động, cấu trúc bị động của tiếng Việt vẫn có nhiều điểm tương đồng với cấu trúc bị động của tiếng Hán hiện đại.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ “Được, Bị,

Phải” của tiếng Việt với từ “ (bị)” trong tiếng Hán đã được chúng tôi tiến

hành trong sự so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Hán. Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Tình hình nghiên cứu nghĩa bị động, phương tiện dấu hiệu biểu hiện nghĩa bị động, cấu trúc bị động, câu bị động v.v. đã được nghiên cứu từ khá lâu và đã có những kết quả nhất định nhưng so sánh những việc phải tiếp tục làm thêm. Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ đơn lập, cho nên cách diễn đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ này là sử dụng phương thức ngữ pháp như hư từ. Trong tiếng Việt có ba từ mang ý nghĩa bị động: được, bị, phải. Trong tiếng Hán có 被 (bị), 让 (nhượng), 叫 (khiếu), 给 (cấp) v.v. nhưng biểu đạt ý nghĩa bị động, chủ yếu là từ 被 (bị).

2. Chúng tôi đã so sánh ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ được trong tiếng Việt với các từ tương đương: như 被 (bị) ,得 (đắc) trong tiếng Hán. Từ

được có ba nghĩa chủ yếu là ý nghĩa tiếp thụ, ý nghĩa kết quả và ý nghĩa khả

năng. Từ tương đương khá tốt với từ được trong tiếng Hán là từ 得 (đắc). Từ

được có tình thái đánh giá “may, như ý”, từ 得 (đắc) cũng có thể tương

đương với nó, nhưng từ 被 (bị) trong tiếng Hán khơng phân biệt tình thái đánh giá, dù may hay không đều dùng được 被 (bị). Về mặt ngữ pháp, cách

dùng của từ “được” khá tương đồng với từ “被 (bị)” và từ “得 (đắc)” trong tiếng Hán, đều đứng được trước danh từ/ danh ngữ, động từ/ động ngữ và mệnh đề, đứng được sau động từ/ động ngữ. Nhưng chúng cũng có điểm khác biệt như: Từ “被 (bị)” không thể đứng trước danh từ/ danh ngữ, đứng sau động từ/ động ngữ; Từ得 (đắc) chỉ có thể đứng sau động từ, khơng thể đứng sau động ngữ v.v. Nhưng các cấu trúc trên phần lớn là thể hiện ý nghĩa bị động không phải là câu bị động.

3. Chúng tôi cũng so sánh ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ bị/ phải trong tiếng Việt với từ 被 (bị) tương đương trong tiếng Hán (ở chương 3). Ý nghĩa của từ “bị” trong tiếng Việt chủ yếu là ý nghĩa tiếp nhận, mà ý nghĩa từ

“phải” của tiếng Việt rộng hơn từ “bị”, có hai nhóm nghĩa. Nhóm nghĩa thứ nhất là nghĩa tiếp thụ, tương đương với từ “被 (bị)” hoặc từ “ (yếu)” trong

tiếng Hán. Nhóm nghĩa thứ hai là nghĩa đúng/ trúng/ (phù) hợp, tương đương với từ “对 (đối)” hoặc từ “是 (thị)” trong tiếng Hán. Mà bị/ phải mang ý

nghĩa tình thái đánh giá “khơng tốt, khơng may, khơng có lợi”. Cũng tương đương với từ “被 (bị)” trong tiếng Hán. Về mặt ngữ pháp, từ “bị”, “phải” trong tiếng Việt có thể đứng trước danh từ, danh ngữ, động từ, động ngữ, và từ bị cịn có thể đứng trước mệnh đề, từ phải có thể đứng sau động từ. Cách

dùng của từ “被 (bị)” của tiếng Hán khơng thể hồn tồn tương đương với “bị”, “phải”. Như vậy, chúng vẫn có những điểm khác nhau như sau: Động từ đứng sau từ 被 (bị) chỉ có thể là động từ ngoại động, không thể là động từ

nội động; Cấu trúc “động từ + phải” trong tiếng Việt tương đương với “động từ + 到 (đáo)” trong tiếng Hán, không tương đương với từ 被 (bị). Nhưng

các cấu trúc có từ “phải” khơng phải là câu bị động, vì từ “phải” khơng làm được trợ động từ bị động. Cấu trúc bị động trong tiếng Việt và cấu trúc bị động trong tiếng Hán cơ bản giống nhau.

Trong khuôn khổ luận văn này có những vấn đề tơi cịn để ngỏ hoặc chưa có điều kiện luận giải một cách thấu đáo và triệt để vì trình độ hiểu biết cịn giới hạn. Với nghiên cứu này, tơi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến từ quý Thầy Cơ và những người có cùng quan tâm về ngữ pháp tiếng Việt, tiếng Hán. Qua nghiên cứu này, tơi mong muốn kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng Hán cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Trung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Vệt:

1. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ Pháp tiếng Việt (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Thuận (2000), Lại bàn về vấn đề câu bị

động trong tiếng Việt, Tạp chí Ngơn ngữ, số 7.

3. Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên (2004), Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt ( phần I), Tạp chí Ngơn ngữ, số 7, tr. 1-12.

4. Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên (2004), Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt ( phần II), Tạp chí Ngơn ngữ, số 8, tr. 9-18.

5. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Thuyết (1986), Vai trò của “được”, “bị”, trong câu bị động

tiếng Việt, trong “Những vấn đề các ngôn ngữ Phương Đông”, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nôi.

7. Nguyễn Tài Cẩn (1978), Quá trình hình thành thế đối lập giữa ba từ được,

bị, phải, Tạp chí Ngơn ngữ, số 2, tr.19-22.

8. Vũ Đức Nghiệu (1998), So sánh ý nghĩa thụ động, tình thái của hai từ

"phải" và "t'râw" trong tiếng Việt và tiếng Khmer hiện nay, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 2, tr. 1-6.

9. Vũ Đức Nghiệu (2002), So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của “được”, “bị”,

“phải” trong tiếng Việt với “ban”, “t’râw” trong tiếng Khmer, Tạp chí

Tài liệu tiếng Hán: 1. 北京大学中文系现代汉语教研室(2012),现代汉语语法,北京。 2. 江蓝生(2012),现代汉语字典(第六版),商务印书馆,北京。 3. 李定临(1980),被字句,中国语文。 4. 刘月华等(2001),实用现代汉语语法,商务出版社,北京。 5. 吕叔湘(1980),现代汉语八百句,商务印书馆,北京。 6. 吕文华(1990),“被”字句中的几组语意关系,世界汉语教学。 7. 王力(1985),中国现代语法,商务印书馆,北京。 8. 张洪明(1994),汉语“被”的语法化,汉语语法化研究,商务印书馆, 北京。

Tài liệu tiếng Anh:

1. David Crystal (1980), A dictionary of linguistics and phonetics, Wiley-Blackwell, Wallingford.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)