7. Cấu trúc của luận văn
3.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa của bị/ phải tiếng Việt với 被(bị) tiếng Hán
3.2.2. Bị/phải đứng trước động từ/ động ngữ
từ/ động ngữ” trong tiếng Việt, thường dùng trong biểu thị động từ/ động ngữ đứng sau bị/ phải là hành động bất lợi đối với chủ ngữ hoặc người nói. Ví dụ:
(141) Cái ơ bị làm hỏng.
这把伞被弄坏了。(Giá bả tản bị lộng hoại liễu.) (142) Tôi bị lừa.
我被骗了。(Ngã bị biển liễu.) (143) Anh ấy bị bắt mất.
他被抓走了。(Tha bị trảo tẩu liễu.)
Cấu trúc “被 (bị) + động từ/ động ngữ” trong tiếng Hán có thể tương đương với cấu trúc trên. Trực tiếp dịch theo trật tự từ, từ bị dịch là 被 (bị). Nhưng trong tiếng Hán thường thêm thành phận phụ “了 (liễu: rồi)” sau động từ/ động ngữ, nhấn mạnh sự việc này đã xảy ra. Nhưng trong cấu trúc “bị + động từ/ động ngữ” cũng có tình hình khơng thể tương ứng với cấu trúc “被
(bị) + động từ/ động ngữ”, ví dụ:
(144) Chú chó con bị chết rồi.
小狗死了。(Tiểu cẩu tử liễu.) (145) Nó bị thi rớt đại học.
他没考上大学。(Tha một khảo thượng đại học.)
(146) Tơi khơng có đùa! Tơi bị thua tiền! 我没开玩笑!我输了钱!
Từ bị trong ba câu trên dịch sang tiếng Hán thì khơng thể dịch thành 被
(bị). Vì trong cấu trúc “被 (bị) + động từ/ động ngữ” của tiếng Hán, động từ/ động ngữ đứng sau từ 被 (bị) có hạn chế. Vì từ 被 (bị) của tiếng Hán có nghĩa “bị xử lý”, cho nên động từ nội động thường không thể đứng sau từ “被 (bị)”. Điều này có khác biệt với tiếng Việt, từ bị của tiếng Việt cũng có thể đứng trước các động từ nội động, biểu thị động từ là hành động không như ý theo cách nhìn của chủ ngữ. Nhưng trong tiếng Hán khơng có cách dùng như thế. Ví dụ:
(147) Anh ta bị mất trí nhớ.
(147a) *他被失去记忆力。(Tha bị thất khứ ký ức lực.) (147b) 他失去了记忆力。(Tha thất khứ liễu ký ức lực.) (148) Cô ta bị say.
(148a) *她被醉。(Tha bị túy.) (148b) 她醉了。(Tha túy liễu.) (149) Cô gái ấy bị mù.
(149a) *那个姑娘被瞎。(Ná cá cô nương bị hạt.) (149b) 那个姑娘瞎了。(Ná cá cô nương hạt liễu.)
Nếu các câu trên vẫn dùng cấu trúc có từ 被 (bị) + động từ/ động ngữ, thì là câu sai, không phù hợp với ngữ pháp tiếng Hán, như (147a), (148a), (149a). Nếu muốn phù hợp với ngữ pháp tiếng Hán, thì phải khơng dịch từ bị, thêm thành phần phụ “了 (rồi)” sau động từ hoặc vào giữa câu, như (147b), (148b), (149b).
Từ “phải” trong tiếng Việt thường đứng trước động từ như: phạt, mắng, chửi v.v. biểu thị ý nghĩa “gặp hành động không như ý”, cách dùng cũng tương đương với từ “被 (bị)” trong tiếng Hán, biểu thị ý nghĩa bị động. Ví dụ:
(150) Nó phải phạt.
他被罚了。(Tha bị phạt liễu.) (151) Nó phải địn.
他被打了。(Tha bị đả liễu.)
(152) Thằng bé đó phải mắng.
那个小家伙被骂了。(Ná cá tiểu giá hỏa bị mạ liễu.)
Khi đứng trước động từ, “bị” và “phải” có khi có thể thay thế cho nhau, ví dụ ba câu trên cũng có thể nói:
(150a) Nó bị phạt. (151a) Nó bị địn.
(152a) Thằng bé đó bị mắng.
Nhưng thường thường thì chỉ dùng “bị”, ví dụ (ngữ liêu của Nguyễn Tải Cẩn, 1978):
Có thể nói: bị tiêu diệt bị phát hiện Ít nói: phải tiêu diệt phải phát hiện