Về mặt ngữ dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.5. Về mặt ngữ dụng

Trong tiếng Việt, từ bị, phải biểu thị ý nghĩa khơng mong muốn, khơng may. Trên đây đã nói, từ bị là động từ có ý nghĩa gặp, chịu. Cho nên từ này mang ý nghĩa tình thái đánh giá “khơng tốt/ khơng may/ khơng có lợi”. Nếu muốn biểu đạt ý nghĩa tình thái đánh giá “may/ tốt”, người ta phải dùng từ

được. Từ này trong tiêng Việt cũng là một động từ, cách dùng và tính chất

ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ này cơ bản giống với từ bị, phải, nhưng ý nghĩa tình thái đánh giá thì khác nhau khá xa.

Điểm khác nhau rõ ràng nhất giữa từ được, bị, phải trong tiếng Việt và từ 被 (bị) trong tiếng Hán là ở ý nghĩa tình thái đánh giá [± may mắn]. Về mặt

này tiếng Việt rất rõ ràng. Nếu ý nghĩa tình thái đánh giá là tiêu cực [- may mắn] thì dùng bị/ phải; cịn nếu ý nghĩa tình thái đánh giá là tích cực [+ may mắn] thì dùng được. Trong tiếng Hán, muốn xác định ý nghĩa tình thái đánh

giá của被 (bị), ta phải dựa vào động từ và ngữ cảnh. Đối với (bị) của

tiếng Hán, ở giai đoàn đầu sáng lập ngữ pháp Hán, từ 被 (bị) cũng diễn đạt ý

nghĩa không may. Đến thời cận đại, do chịu ảnh hưởng của ngữ pháp các ngôn ngữ Ấn – Âu, từ 被 (bị) dần dần có ý nghĩa trung tính và ý nghĩa “may / tốt”.

Trong phạm vi của câu, nếu phân loại câu theo mục đích phát ngơn, cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán đều có thể chia thành bốn loại câu, câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn và câu cầu khiến. Từ “被 (bị)” trong tiếng Hán và từ “bị” trong tiếng Việt biểu đạt ý nghĩa bị động đều không thể xuất hiện trong câu cầu khiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)