Nhóm ý nghĩa “tiếp thụ”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 58 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa của bị/ phải tiếng Việt với 被(bị) tiếng Hán

3.1.1. Nhóm ý nghĩa “tiếp thụ”

Trong nhóm nghĩa này có ba nghĩa nhỏ, trong đó có mấy ý nghĩa tương đương với từ “bị”.

a. Từ phải biểu thị ý nghĩa tiếp thụ (gặp) một cách khơng có chủ ý

điều/ việc/ sự vật khơng may/ bất lợi/ trái với u cầu. Ví dụ: (97) Phải một cái, rái đến già.

(98) Phải sao chịu vậy âm thầm. (ngữ liệu của Vũ Đức Nghiệu, 2002) Có thể nói từ phải của tiếng Việt rất giống với từ bị. Nói rõ hơn, từ phải và từ bị trong tiếng Việt tương đương với nhau ở ý nghĩa tiếp thụ. Trong

trường hợp dùng ý nghĩa này, khi chủ thể ngữ nghĩa là kẻ tiến hành tác động, từ phải có thể thay thế bằng từ bị. Như vậy, hai ví dụ trên sẽ trở thành:

(97a) Bị một cái, rái đến già. (98a) Bị sao chịu vậy âm thầm.

Tuy nhiên, khi chủ thể được xem như kẻ phải chịu tác động từ những hành động, sự việc khơng có lợi, từ bên ngồi đưa đến, thì người Việt chỉ dùng từ bị. Ví dụ: bị bắt, bị trói, bị tiêu diệt v.v.

Như vậy, ý nghĩa tiếp thụ của từ “bị” là: tiếp thụ (gặp) một cách khơng có chủ ý điều (việc/ sự vật) khơng may/ khơng có lợi/ trái yêu cầu.

Trong tiếng Hán có từ có thể tương ứng với ý nghĩa này. Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1978), từ bị và từ phải trong tiếng

Việt đều là từ gốc Hán, cùng có chung một nguồn gốc là từ “被 (bị)” trong tiếng Hán. Từ “被 (bị)” là một từ đa nghĩa, cách dùng của nó cũng nhiều, có thể làm danh từ, động từ và giới từ. Trong tiếng Hán hiện nay, ý nghĩa bị động của từ “被 (bị)” phát triển từ ý nghĩa “tiếp thụ”, “gặp chịu”. Cho nên trong trường hợp này, ý nghĩa tiếp thụ của từ 被 (bị) trong tiếng Hán tương đương với ý nghĩa tiếp thụ của từ “bị”, “phải” trong tiếng Việt. Ví dụ:

(99) Đại bàng phải tên vào cánh nhưng vẫn bay được. 鹰被箭射穿翅膀但是还能飞。

(Ưng bị tiễn xạ xun sí bàng đãn thị hồn năng phi.) (100) Cây kia bị gió thổi ngã rồi.

那棵树被刮倒了。(Ná khỏa thụ bị phong quát đảo liễu.) (101) Quân địch đã bị ta đánh bại.

敌人被我们打败了。(Địch nhân bị ngã môn đả bại liễu.) b. Từ phải biểu thị ý nghĩa “cần thiết”.

Ý nghĩa này đã được phái sinh từ ý nghĩa tiếp thụ nói trên. Cho nên ý nghĩa cần thiết ở đây cũng là tiếp thụ một cách khơng có chủ ý, vì chủ thể

tiếp thụ sự việc, sự vật, hoặc cần phải có, phải thực hiện hành động ấy. Ví dụ: (102) Phải nói ngay cho họ biết.

(103) Tôi phải đi bây giờ.

Trong trường hợp từ phải dùng với ý nghĩa cần thiết thì từ bị có thể trực tiếp kết hợp với phải, có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định rất nhiều cho ý bắt buộc. Ví dụ:

(104) Các bị cáo này phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nên phải bị trừng phạt nghiêm khắc. (ngữ liệu của Vũ Đức Nghiệu, 2002)

Như vậy, từ phải có thể kết hợp với từ bị, đứng trước bị. Trong thường

hợp này, cịn có thể thêm yếu tố “cần” vào trước, tạo thành “cần phải” mà khơng thay đổi ý nghĩa của câu. Ví dụ:

(104a) Các bị cáo này phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc.

Nói đến ý nghĩa cần thiết, rất dễ thấy rằng từ “要 (yếu)” trong tiếng Hán hiện đại phù hợp với ý nghĩa này. Vì ý nghĩa gốc của từ này là “cần thiết” và mang ý bắt buộc. Ví dụ:

(105) 要 早 日 完 成 生 产 任 务 。(Yếu tảo nhật hoàn thành sinh sản nhậm vụ.)

Phải hoàn thành sớm nhiệm vụ sản xuất. (106) 要准时到达。(Yếu chuẩn thời đáo đạt.) Phải đến nơi đúng giờ.

(107) 我要跟她说。(Ngã yếu căn tha thuyết.) Tơi phải nói với em.

Việc thêm yếu tố có nghĩa “cần” vào trước từ phải cũng tồn tại trong

tiếng Hán. Thêm yếu tố “一定 (nhất định)” trước từ “要 (yếu)”, tạo thành “一定要 (nhất định yếu = cần phải)”, nhấn mạnh ý khẳng định trong câu. Ví dụ:

(107a) 我一定要跟她说。(Ngã nhất định yếu căn tha thuyết.) Tơi cần phải nói với em.

c. Từ phải biểu thị ý nghĩa chắc chắn.

Ý nghĩa này cũng có ý nghĩa tiếp thụ, dù muốn hay khơng thì điều/ việc/ hành động vẫn cứ xảy ra, vẫn cứ đến với chủ thể buộc phải tiếp thụ. Ví dụ:

(108) Anh học chăm thế thì phải thi đỗ. 你这么认真学习就一定会考过。

(Nhĩ giá ma nhận chân học tập tựu nhất định hội khảo quá.) (109) Ơng uống thuốc này thì phải khỏi.

您喝这个药就一定会好。

(Nhẫm hát giá cá dược tựu nhất định hội hảo.)

Ý nghĩa này muốn tìm được từ tương ứng trong tiếng Hán rất là đơn giản, tức là bản thân từ “chắc nhắn”. “一定 (nhất định)” của tiếng Hán thì có ý nghĩa chắc chắn, nhưng không phải trực tiếp dịch thành “一定(nhất định)”, mà thường thêm một yếu tố “会 (hội)” sau “一定 (nhất định)”, tạo ra “一定

会 (nhất định hội)”, nhấn mạnh ý nghĩa sẽ. “phải đỗ” nhưng chưa đỗ, “phải

khỏi” nhưng chưa khỏi.

Tuy trong nhiều trường hợp từ “bị” và từ “phải” có thể thay thế nhau, nhưng từ “bị” chưa bao giờ thay thế khi phải được dùng với ý nghĩa cần thiết và ý nghĩa chắc chắn. Ví dụ:

(110) Phải đi ngay. *Bị đi ngay.

(111) Phải gắng ăn để khỏi đói. *Bị gắng ăn để giữ khỏi đói.

(112) Dùng thuốc này thì phải khỏi. *Dùng thuốc này thì bị khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)