7. Cấu trúc của luận văn
3.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa của bị/ phải tiếng Việt với 被(bị) tiếng Hán
3.1.2. Nhóm ý nghĩa “đúng/ trúng/ hợp”
Ngoài ra ba ý nghĩa a. b. c. trên đây, từ “phải” cịn có ba nghĩa khác: d. Đúng/ đúng đắn. Ví dụ:
(113) Nói chí phải.
说得对(是)。(对đối: đúng)(是thị: đúng) (Thuyết đắc đối (thị).)
(114) Anh làm như thế là phải.
你这么做是对的。(对đối: đúng) (Nhĩ giá ma tố thị đối đích.)
我知道你也对。(对đối: đúng) (Ngã tri đạo nhĩ dã đối.)
e. (Phù) hợp với; đúng (với/ vào); trúng (vào). Ví dụ:
(116) Phải dun thì bám như keo. (ngữ liệu của Vũ Đức Nghiệu, 2002)
对上因缘了就黏的像胶。(对上đối thượng: trúng)
(Đối thượng nhân duyên liễu tựu niêm đích tượng giao.) (117) Bán phải giá, khơng đắt khơng rẻ.
卖合适的价,不贵也不便宜。(合适hợp thích: phù hợp) (Mại hợp thích đích giá, bất quý dã bất tiện nghi.)
f. Đúng/ thật (dùng trong kết cấu nghi vấn, phủ định như hệ từ). Ví dụ:
(118) Chị ấy khơng phải là sinh viên. 她不是学生。(是thị: là/ phải)
(Tha bất thị học sinh)
(119) - Anh ấy có phải là người Trung Quốc không? - 他是中国人吗?(是thị: là/ phải)
(Tha thị Trung Quốc nhân ma) - Không phải đâu.
- 不是。(是thị: là/ phải) (Bất thị)
Nghĩa d và nghĩa f trên đây đều phái sinh từ nghĩa e. Ba nghĩa này gần nhau, đều có ý nghĩa “phù hợp với/ đúng”. Giáo sư Nguyến Tài Cẩn trong
Qúa trình hình thành thế đối lập giữa ba từ “được, bị, phải” cho rằng thì ý
nghĩa “đúng, trúng, nhằm” của từ phải vốn bắt nguồn từ chữ “是 (thị)” của
tiếng Hán cổ. Cho nên trong nhóm nghĩa này gộp luôn một số ý nghĩa của “是
(thị)” vào đó.
Từ “是 (thị)” là một trong những từ có nhiều ý nghĩa nhất trong tiếng
Hán cổ. Các nghĩa trong nhóm nghĩa này đều có thể thể hiện trong từ “是
(thị)” trong tiếng Hán cổ, nhưng theo sự phát triển của ngôn ngữ, những ý
nghĩa của từ “是 (thị)” chỉ cịn được sử dùng rất ít trong tiếng Hán hiện nay, thậm chí khơng được sử dụng nữa. Nhưng nó vẫn có thể biểu hiện những nội dung ý nghĩa như từ “phải” của tiếng Việt.
Như ý nghĩa d, từ “是 (thị)” trong tiếng Hán hiện đại vẫn có cách dùng
như vậy, nhưng rất ít hoặc là kết hợp cố định, thường xuất hiện trong thành ngữ. Trong tiếng Hán hiện đại dùng từ “对 (đối: đúng)” biểu thị ý nghĩa này nhiều hơn từ “是 (thị)” . Ví dụ trong câu (113), (114), (115) đều là dùng từ “对 (đối: đúng)”, câu (113) cũng có thể dùng từ “是 (thị)”, nhưng thường
dùng trong trường hợp chính thức hoặc nói với bậc trên, để biểu thị tôn trọng. Tuy ý nghĩa e của từ “phải” rất có thể đã bắt nguồn từ từ “是 (thị)”, nhưng trong tiếng Hán hiện đại cũng không dùng từ “是 (thị)”. Vì ý nghĩa này rất phức tạp, cho nên trong tiếng Hán khơng có từ nào hồn tồn phù hợp
với ý nghĩa này. Như trong câu (116) là dùng “对上 (đối thượng: trúng)”, mà câu (117) là dùng “合适 (hợp thích: phù hợp)”.
Ý nghĩa f là một trong ba nghĩa thuộc nhóm này có thể dùng từ “是(thị)” để biểu hiện. Ý nghĩa này của từ “是 (thị)” trong tiếng Hán hiện đại thường dùng trong câu trả lời hoặc câu nghi vấn, tương ứng với nghĩa “đúng/ thật” của từ “phải”. Cho nên trong câu (118), (119) đều là dùng từ “是 (thị)”.
Tuy từ “bị” và từ “phải” là hai từ gốc Hán, nhưng khi được nhập vào tiếng Việt thì theo sự phát triển của ngơn ngữ Việt, hai từ này dần dần được Việt hóa. Thậm chí, “phải” được dùng trong phạm vị rộng hơn từ “被 (bị)” ở tiếng Hán. Hai từ này khơng có từ nào hồn tồn tương ứng trong tiếng Hán. Từ “被 (bị)” trong tiếng Hán hiện đại cũng chỉ phù hợp với ý nghĩa tiếp thụ của từ bị và từ phải trong tiếng Việt.
3.1.3. Về ý nghĩa tình thái đánh giá
Từ “bị” trong tiếng Việt biểu thị ý nghĩa “tiếp thụ điều (việc/ sự vật) khơng may/ khơng có lợi/ trái với yêu cầu”. Từ này là một thực từ, có nghĩa “gặp”, “chịu”, vừa dùng để diễn đạt ý nghĩa tiếp thụ, vừa dùng để diễn đạt ý nghĩa tình thái, cho nên bản thân nó mang tình thái đánh giá “khơng tốt/ khơng may/ khơng có lợi”, thường dùng trong trường hợp người nói cho là/ đánh giá là khơng vui. Ví dụ:
(120) An bị bố đánh cho một trận. 阿安被爸爸给打了一顿。
(A An bị bá bá cấp đả liễu nhất đốn.) (121) Xe đạp của Lan bị nó làm hư rồi. 阿兰的自行车被他弄坏了。
(A Lan đích tự hành xa bị tha lộng hoại liễu.) (122) Xe vừa ra đến đầu ngõ thì bị cảnh sát chặn lại. 车刚开到路口就被警察拦住了。
(Xa cương khai đáo môn khẩu bị cảnh sát lan trú liễu.)
Trong các trường hợp nêu trên đây, khi từ “bị” biểu thị ý nghĩa tình thái “khơng tốt/ khơng may” thì tương đương với từ “被 (bị)” trong tiếng Hán. Ý nghĩa này của từ “bị” trong tiếng Việt hiện đại và từ “被 (bị)” trong tiếng Hán hiện đại đều là diễn biến từ ý nghĩa “tiếp thụ”, “gặp”, “chịu” của từ “被 (bị)” trong tiếng Hán cổ, nhưng hiện nay hai từ này không giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Từ “bị” chỉ biểu đạt tình thái đánh giá xấu theo cách nhìn của người nói hoặc chủ thể, từ “被 (bị)” cũng biểu đạt được tình thái này, nhưng theo sự phát triển của xã hội, khi biểu thị ý nghĩa tốt và ý nghĩa trung tính cũng có thể dùng từ “被 (bị)”. Ví dụ:
Trong tiếng Hán:
a. Mang ý nghĩa không tốt:
(123) A 队被B队打败了。(A đội bị B đội đả bại liễu.) Đội A bị đội B đánh bại rồi.
Ví tiền của cơ ấy bị lấy mất. b. Mang ý nghĩa tốt:
(125) 阮先生被选为中国进出口总公司的经理。(Nguyễn tiên sinh bị tuyển vi Trung Quốc tiến xuất khẩu tổng cơng ti đích kinh lí.)
Ông Nguyễn được bầu làm giám đốc công ty xuất nhập khẩu Trung Quốc.
(126) 他被选为国家级教师。(Tha bị tuyển vi quốc gia cấp giáo sư.) Thầy ấy được bầu là nhà giáo cấp quốc gia.
c. Mang ý nghĩa trung tính:
(127) 这把刀被用来削水果。(Giá bả đao bị dụng lai tước thủy quả.) Dao này được dùng gọt trái cây.
(128) 这篇文章被读过了。(Giá thiên văn chương bị độc qúa liễu.) Bài này được đọc rồi.
Trong tiếng Việt, ngoài từ “bị” mang ý nghĩa tình thái khơng tốt, từ “phải” cũng có ý nghĩa “rủi, xấu”. Tuy có những trường hợp bị và phải có thể
thay thế cho nhau, nhưng ý nghĩa hai từ cũng có khác biệt. Trong ý nghĩa tình thái đánh giá của từ “phải” cịn có thêm một nghĩa “bắt buộc” so với từ “bị”. Người nói hoặc chủ ngữ làm một việc nào đó một cách khơng có chủ ý. Ví dụ:
(129) Anh phải uống thuốc này. (130) Cháu phải đi học.
Từ “phải” trong tiếng Việt khá phức tạp. Các nghĩa của nó có thể chia thành hai nhóm. Tuy hai nhóm nghĩa này đều có nguồn gốc từ tiếng Hán cổ nhưng thuộc hai từ khác nhau. Tình thái đánh giá xấu của từ bị và từ phải đều có nguồn gốc từ từ “被 (bị)”. Nhưng trong trường hợp này bị và phải
không thể thay thế được nhau, thì khơng thể biểu thị cùng bằng từ “被
(bị)”. Trong phần 3.1.1. chúng tơi đã trình bày, trong tiếng Hán, khi từ
“phải” mang ý nghĩa bắt buộc, ta phải dùng từ “要 (yếu)”. Tuy “要 (yếu)”
khơng có ý nghĩa đánh giá khơng tốt, nhưng mang ý nghĩa bắt buộc. Cho nên khi các từ “phải” bên trên dịch sang tiếng Hán sẽ suy giảm ý nghĩa đánh giá “khơng tốt” của nó, chỉ cịn nhấn mạnh nghĩa bắt buộc. Ví dụ ba câu trên dịch sang tiếng Hán:
(129a) 你要喝这个药。(Nhĩ yếu hát giá cá dược.) (130a) 你要去上学。(Nhĩ yếu khứ thượng học.)
(131a) 我不想去,但是我要去。
(Ngã bắt tưởng khứ, đãn thị ngã yếu khứ.)
3.2. So sánh về mặt ngữ pháp
Cách diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt chủ yếu là dùng hai từ “bị” và từ “được”. Nói là “chủ yếu”, là vì trong tiếng Việt hiện đại cịn có động từ “phải” cũng có thể biểu thị ý nghĩa bị động.
Cách dùng của từ bị trong tiếng Việt khá phức tạp. Nó có thể làm động từ thực, có thể làm động từ tình thái, cịn có thể làm trợ động từ bị động. Từ
phải của tiếng Việt là một từ đa nghĩa, cũng có nhiều cách dùng. Cho nên hai
từ này có khả năng kết hợp rất mạnh, có thể kết hợp với nhiều từ loại.
Trong chương 2 chúng tơi đã trình bày, cấu trúc cơ bản diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán là:
Tiếng Việt:
Chủ ngữ + được/ bị/ phải + bổ ngữ Tiếng Hán:
Chủ ngữ + 被(bị) + tân ngữ (tức là bổ ngữ trong tiếng Việt)