Bị/phải đứng trước danh từ/ danh ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 69 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa của bị/ phải tiếng Việt với 被(bị) tiếng Hán

3.2.1. Bị/phải đứng trước danh từ/ danh ngữ

Ở đây, bổ ngữ đứng sau bị/ phải có thể là danh từ/ danh ngữ, tạo thành cấu trúc “bị/ phải + danh từ/ danh ngữ”, nhưng trong cách dùng của từ “被

(bị)” của tiếng Hán khơng có cấu trúc như thế, vì từ “ (bị)” chưa bao giờ

đứng trước danh từ/ danh ngữ.

Trong cấu trúc này, từ “bị” là một động từ thực, biểu thị ý nghĩa “gặp điều/ việc/ sự vật khơng may (tùy theo cách nhìn của người nói)” hoặc “chủ ngữ, danh từ/ danh ngữ chính là điều/ việc/ sự vật khơng may”. Ví dụ:

(132) Nó bị tai nạn.

他出事了。(khơng dịch)

(Tha xuất sự liễu.)

(133) Hơm nay mình bị điểm kém.

(Kim thiên ngã đắc liễu bất hảo đích phân sổ.) (134) Anh ta bị một phát súng lục.

他挨了一发手枪子弹。(挨 nhai: chịu/ bị) (Tha nhai liễu nhất phát thủ thương tử đạn.)

Trong ba câu trên, danh từ “tai nạn”, “điểm kém” và danh ngữ “một phát súng lục” đứng sau bị, lần lượt là sự việc/ sự vật không may đem đến/ xảy ra cho chủ ngữ “nó”, “mình”, “anh ta”.

Từ “bị” trong các ví dụ trên là động từ chủ yếu mà duy nhất, khơng có từ cụ thể trong tiếng Hán tương ứng với nó. Vì vậy, ta phải căn cứ vào ngữ cảnh để chọn một động từ tiếng Hán biểu đạt ý nghĩa này, thường là những từ biểu thị ý nghĩa tiếp thụ: “(gặp) sự việc/ sự vật không may, không tốt”, như: 遭

(tao: gặp), (nhai: chịu), (đắc: đạt).

Có người cho rằng, trong tiếng Việt chỉ có từ “bị/ được” có thể diễn đạt ý nghĩa bị động, nhưng thực tế, từ “phải” cũng là từ có ý nghĩa bị động. Từ “phải” biểu thị chủ ngữ hoặc người nói gặp sự việc khơng may, và nó cũng có thể kết hợp với danh từ/ danh ngữ. Danh từ hoặc danh ngữ trong cấu trúc này thường chỉ sự việc khơng may cho chủ ngữ. Ví dụ

(135) Nó như con gà phải nước nóng.

他像鸡被开水烫了似的。(被bị: bị)

(Tha tượng kê bị khai thủy thang liễu tự đích.) (136) Nó phải gió lăn ra đường.

他被风刮倒在路上。(被bị: bị) (Tha bị phong quát đảo tại lộ thượng.)

(137) Ba năm trước tôi phải một tai nạn trên biển.

三年前我遭遇了一个海难。(遭遇 tao ngộ: gặp)

(Tam niên tiền ngã tao ngộ liễu nhất cá hải nạn.)

Trong tiếng Việt hiện đại, cách dùng này của từ “phải” thường chỉ là một thói quen. Cấu trúc “phải + danh từ/ danh ngữ” dần dần bị thay thế bằng “bị

+ danh từ/ danh ngữ”.

Trong tiếng Việt, từ “bị” cịn có thể đứng trước tên của bệnh tật, để biểu thị ngưới nào đó bị bệnh nào đó. Ví dụ:

(138) Tơi bị bệnh dạ dày.

我得了胃病。(Ngã đắc liễu vị bệnh.)

(139) Nhược Hà vừa bị cảm xoàng, chưa dám bước xuống giường. 若霞得伤风了,没敢起来。

(Nhược Hà đắc thương phong liễu, một cảm khởi lai.) (140) Ơng bị bệnh gì vậy?

你得了什么病?(Nhĩ đắc liễu thập ma bệnh.)

Trong các cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Hán thường dùng cấu trúc “得

(đắc) + tên bệnh tật” để biểu thị ý nghĩa này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)