7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.4. Về mặt ngữ nghĩa
Trong tiếng Việt đặc điểm mặt cú pháp của bị, được và phải là giống
nhau, nhưng về mặt ngữ nghĩa thì có khác biệt. Chúng cùng có nghĩa bị động, biểu thị nghĩa bị động nhưng có khu biệt. Từ bị biểu thị chủ ngữ đã chịu việc không tốt, hoặc biểu thị chủ ngữ là kẻ chịu hành động bất lợi. Cịn có từ phải cũng biểu đạt ý nghĩa bắt buộc, rủi, xấu. Mà từ được là biểu thị chủ ngữ tiếp nhận điều gì được coi là có lợi ích hoặc phù hợp với mong muốn (theo đánh giá của người nói). Như vậy là trong tiếng Việt hiện nay đang có một thể đối lập giữa một đằng là “được”, một đằng là “bị, phải”. Hai tình thái đánh giá
này rất khác nhau. Ví dụ:
(26) Chiếc xe máy bị anh ấy làm hỏng rồi. (27) Anh ấy được bầu làm tổ trưởng.
Đối với tiếng Hán hiện đại, nghĩa bị động của từ “被 (bị)” là trực tiếp do ý nghĩa “蒙受 (mông thụ: chịu)”, “遭受 (tao thụ: gặp)” của động từ “被 (bị)” phát triển diễn biến mà thành. Vì ý nghĩa của “蒙受 (mơng thụ: chịu)”, “遭受 (tao thụ: gặp)” thường biểu thị sự việc không may hoặc không vui, tức người ta đã chịu việc không như ý, khơng mong muốn (cịn gọi là “贬义 (nghĩa xấu)”), cho nên lúc đầu, từ “被 (bị)” được dùng để biểu thị “不如意的 遭遇 (cảnh ngộ không may)” của chủ ngữ. Trong đa số trường hợp, từ “被 (bị)” trong tiếng Hán hiện đại mang ý nghĩa như vậy. Nhưng theo sự phát triển của ngôn ngữ, ngữ nghĩa của từ “被 (bị)” cũng có phát triển, nó cũng có thể biểu thị ý nghĩa may, vui (còn gọi là “褒义 (nghĩa tốt)”) hoặc chỉ ý nghĩa khơng có ý chỉ trích, chê bai (cịn gọi là “中性义 (nghĩa trung tính)”). Ví dụ:
(28) 王宝被地主打了一顿。(Vương Bảo bị địa chủ đả liễu nhất đột.) Vương Bảo [ bị ] địa chủ đánh một trận.
(29) 她常常被老师表扬。(Tha thường thường bị lão sư biểu dương.) Chị ấy thường [ được ] thầy giáo khen.
Về mặt ngữ nghĩa cơ bản có thể biết rằng “bị”, “được”, “phải” trong
tiếng Việt và từ “被 (bị)” trong tiếng Hán đều có ý nghĩa tốt, xấu và trung
tính.
Như vậy, “bị”, “được”, “phải” trong tiếng Việt và từ “被 (bị)” trong
tiếng Hán có khác biệt rất rõ. Từ “bị” và “phải” có ý nghĩa tình thái đánh giá “khơng may, không như ý” đối với chủ ngữ, nhưng từ “被 (bị)” có thể biểu
đạt ý nghĩa “khơng may, khơng có lợi” đồng thời cũng biểu thị ý nghĩa trung tính, hoặc sắc thái “may, tốt”. Trong tiếng Việt nếu muốn biểu đạt ý nghĩa trung tính hoặc biểu đạt sắc thái “như ý, may mắn” phải dùng từ “được”.