Về ý nghĩa tình thái đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 38 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa

2.1.4. Về ý nghĩa tình thái đánh giá

Ý nghĩa tình thái là tốt hay cho là rủi, là xấu khi đánh giá về một hành động nào đấy, tùy theo cách nhìn của người nói hay cách nhìn của bản thân người hành động (chủ thể của hành động) (Nguyễn Tài Cẩn, 1978). Từ “được” trong tiếng Việt có ý nghĩa đánh giá tốt, may, hoặc biểu thị phù hợp lợi ích hoặc kết quả tốt của mình. Ví dụ:

(53) Vấn đề khó khăn ấy đã được lãnh đạo giải quyết. (54) Tôi được nhà trường cử đi Trung Quốc du học. (55) Đêm qua tôi được mọi người mời đi karaoke.

Ba câu trên có ý nghĩa tốt, may, có lợi đối với chủ thể (theo đánh giá của người nói). Mà ý nghĩa này có hai từ tương ứng trong tiếng Hán, trong đó từ “被 (bị)” nhấn mạnh ý nghĩa bị dộng trong câu, mà từ “得到 (đắc đáo)” nhấn mạnh ý nghĩa tình thái trong câu. Ví dụ trong câu (53) trên đây, từ “được” trong câu có thể dịch thành từ “被 (bị)”, cũng có thể dịch thành từ “得到 (đắc đáo)”:

(53a) 那个难题已经被领导解决。

(Ná cá nan đề dĩ kinh bị lãnh đạo giải quyết.)

(53b) 那个难题已经得到领导解决。

(Ná cá nan đề dĩ kinh đắc đáo lãnh đạo giải quyết.)

Câu (53a), từ bị dịch sang từ “被 (bị)” của tiếng Hán, là một câu bị động tiêu chuẩn trong tiếng Hán, từ “被 (bị)” trong câu này mang ý nghĩa bị động, nhấn mạnh quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là quan hệ bị động. Câu (53b), từ

bị dịch sang từ “得到 (đắc đáo)” của tiếng Hán, nhấn mạnh “vấn đề này đã

được giải quyết” là một điều tốt đối với người nói.

Từ 被 (bị) biểu thị ý nghĩa bị động trong tiếng Hán là một hư từ, ý nghĩa của nó là nguồn gốc từ động từ “被 (bị)”, nghĩa là “bị”, “chịu”. Cho

nên từ 被 (bị) chủ yếu là dùng trong tình hình khơng may, bất lợi hoặc mất

cái gì đối với bị thể hoặc người nói. Lữu Văn Hóa (1994) cho rằng: “Theo sự phát triển của ngơn ngữ, câu có từ 被 (bị) biểu thị ý nghĩa trung tính hoặc ý nghĩa tốt đang khơng ngừng xuất hiện, thâm chí có tình hình mở rộng, nhưng

hiện nay vẫn chủ yếu là biểu thị ý nghĩa không tốt” (Mấy quan hệ ngữ nghĩa

trong câu có từ (bị), Giảng dạy tiếng Hán thế giới, số 2, tr. 95). Nhưng

theo sự phát triển của ngôn ngữ, từ 被 (bị) dần dần mang ý nghĩa dánh giá tốt/ may/ như ý. Quan hệ tương ứng giữa ý nghĩa tích cực của từ “được” của tiếng Việt và từ “被 (bị)”, từ “得到 (đắc đáo)” như sau:

Tiếng Việt: Tiếng Hán:

Được 被 (bị):gặp sự vật/ hành động tốt/ may/ có lợi

得 到 (đắc đáo): đạt tới sự vật/ hành động tốt/ may/ có lợi Ví dụ:

(56) Lan thường được các bạn trong lớp giúp đỡ. 阿兰常常得到同学的帮助。

(A Lan thường thường đắc đáo đồng học đích bang trợ.) (57) Sau khi lật thuyền, anh ấy được cứu thoát.

船翻后,他被人救起。

(Thuyền phiên hậu, tha bị nhân cứu khởi.)

(58) Tiểu thuyết của bà được cải biên thành phim truyện. 她的小说被改编成电影。

(Tha đích tiểu thuyết bị cải biên thành điện ảnh.) (59) Vấn đề của nhà cuối cùng đã được giải quyết.

房子的问题终于得到解决。

(Phịng tử đích vấn đề chung vu đắc đáo giải quyết.)

Trong bốn câu trên, từ “được” trong câu (56) và câu (59) là tương ứng với từ vựng得到 (đắc đáo), mà câu (57) và câu (58) là tương ứng với từ “被

(bị)”.

Ngoài biểu đạt ý nghĩa đánh giá tốt ra, từ “được”của tiếng Việt cịn có thể biểu đạt ý nghĩa trung tính. Khi trong đoạn văn không thể thể hiện ý nghĩa đánh giá của câu, phải dùng từ được biểu thị ý nghĩa trung tính đó. Ví dụ:

(60) Từ này trong tiếng Việt được dịch như thế nào?. (61) Tiền nhân dân tệ mới đang được lưu hành. (62) Cuốn tiểu thuyết này đã được xuất bản.

Các ví dụ trên khó nói chắc là tốt hay là khơng tốt đối với chủ thể hoặc người nói. Cho nên trong tiếng Việt, phải dùng từ được thêm một ý nghĩa tốt vào câu, cho nên trong tình hình như này từ được không thể thay bằng từ bị.

Trong tiếng Hán chỉ dùng từ “被 (bị)” biểu thị ý nghĩa trung tính, khơng thể dùng từ “得到 (đắc đáo)”. Vì từ “得到 (đắc đáo)” chỉ dùng để biểu thị đạt tới sự vật tốt/ may/ có lợi. Quan hệ tương ứng về ý nghĩa trung tính của từ “được” trong tiếng Việt với từ “被 (bị)” trong tiếng Hán như sau:

Tiếng Việt: Tiếng Hán:

Được 被 (bị): tiếp nhụ sự sự vật/ hành động mang ý nghĩa trung tính

Như vậy, ba câu trên dịch sang tiêng Hán sẽ trở thành:

(60a) 这个词在越南语中被译成什么?

(Giá cá từ tại Việt Nam ngữ trung bị dịch thành thập ma?)

(61a) 新人民币正在被流通。

(Tân nhân dân tệ chính tại bị lưu thơng.)

(62a) 这本小说已被出版了。

(Giá bổn tiểu thuyết dĩ bị xuất bản.)

Điểm khu biệt lớn nhất giữa từ mang ý nghĩa bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán là phải dùng nó biểu thị ý nghĩa tình thái dánh giá. Về mặt này tiếng Việt rất rõ ràng, biểu thị ý nghĩa đánh giá tiêu cực dùng bị/ phải; biểu thị ý nghĩa đánh giá tích cực dùng được. Nhưng trong tiêng Hán, dù tình thái

đánh giá là tích cực hay tiêu cực đều chỉ dùng một từ “被 (bị)”. Ví dụ:

(63) Nó được bầu là một trong mười học sinh xuất sắc nhất trường. 他被选为学校中的十大出色学生之一。(Tha bị tuyển vi học hiệu

trung đích thập đại xuất sắc học sinh chi nhất.) (64) Con hổ bị một nhát dao thì chết ln.

老虎被一刀杀死了。(Lão hổ bị nhất đao sát tử liễu.) (65) Anh ấy được thầy giáo khen.

他被老师表扬了。(Tha bị lão sư biểu dương liễu.) (66) Anh ấy bị thầy giáo phê bình。

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ Được, Bị, Phải của tiếng Việt với từ Bị của tiếng Hán (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)