Chính sách vùng nguyên liệu và sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 36 - 42)

1.4. Các chính sách xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của Việt Nam

1.4.2. Chính sách vùng nguyên liệu và sản phẩm

Đối với nuôi trồng thủy sản

Quyết định của Chính phủ số 332/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/3/2011 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy san đến năm 2020 với mục tiêu “Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc”. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động. Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người. Trong đó: Cá tra đạt sản lượng khoảng 1,5 đến 2 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 4,8%/năm. Tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 5,76%/năm. Nhuyễn thể đạt 400.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 16,0%/năm. Cá biển đạt

200.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 14,9%/năm. Cá rơ phi đạt 150.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 7,9%/năm. Rong tảo biển đạt 150.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 7,2%/năm. Tơm càng xanh đạt 60.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 11,6%/năm.

Chính phủ ra Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cho phép chuyển diện tích đất nơng nghiệp kém hiệu quả sang phát triển nuôi trồng thủy sản đã tạo điều kiện bước ngoặt chuyển hàng trăn ngàn ha làm muối, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn.

Chương trình 224 nêu trên và Nghị quyết 09 là những chính sách quan trọng, tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nơng nghiệp nói chung và ni trồng thủy sản nói riêng, thúc đẩy sản xuất nuôi trồng thủy sản phát triển trên phạm vi cả nước, trong đó có hai vùng châu thổ quan trọng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với công tác đảm bảo giống thuỷ sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành một số văn bản có những nội dung quy định rõ về việc hạn chế khai thác tài nguyên, bảo tồn nguồn lợi thủy sản như Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 04/11/2010; Thông tư 39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2013; Quyết định 375/QĐ-TTg ngày 1/3/2013.

Quyết định của Chính phủ số 899/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu nghành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, với mục tiêu “Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị

hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP tồn ngành bình qn từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020”.

Quyết định này cũng định hướng tái cơ cấu thủy sản: tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rơ phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích ni công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành ni tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực ven biển Trung Bộ; giảm dần, tiến tới ổn định sản lượng khai thác thủy sản gần bờ; quản lý khai thác theo kích cỡ; khuyến khích phát triển mơ hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ nhằm nâng cao khả năng tự phục hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản; chuyển khai thác bằng tàu công suất nhỏ hoạt động gần bờ sang khai thác bằng tàu công suất lớn hoạt động xa bờ, viễn dương; chuyển đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt; phát triển lực lượng kiểm ngư trên biển; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền, giá trị gia tăng cao; mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO, HACCP, GMP, SSOP); nghiên cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ lệ thất thốt và xuất khẩu thủy sản sống có giá trị cao; có cơ chế hỗ trợ người nghèo tham gia chuỗi giá trị và chương trình bảo hiểm nơng nghiệp; khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn kiểm sốt xã hội vào ni trồng và chế biến thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt vùng cao góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo sinh kế bền vững; thiết lập khu bảo tồn biển và bảo tồn nội địa; cải thiện hệ thống

dữ liệu thủy sản, phân tích nguồn, trữ lượng thủy sản và giám sát mức độ đánh bắt; tăng cường các biện pháp quản lý hành chính đối với các hoạt động khai thác và nuôi trồng gây tác động xấu đến môi trường; tăng cường bảo vệ nguồn lợi và môi trường.

Đối với nguyên liệu từ nuôi trồng

Tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi thủy sản (cả nước ngọt, nước lợ và nuôi biển), đặc biệt đối với các vùng nuôi các sản phẩm chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, nghêu, cá ngừ đại dương và các hải đặc sản khác…), theo hướng tạo mối liên kết chặt chẽ, bảo đảm hài hịa lợi ích giữa người ni với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời từng bước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra các vùng ni có sản lượng hàng hóa lớn, có chất lượng cao và ổn định. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần phát triển theo hướng chủ động sản xuất nguyên liệu, ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với người nuôi để bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định và kiểm sốt chất lượng trong q trình ni. Phát triển các mơ hình sản xuất kinh tế tập thể (nhóm hộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Hiệp hội nuôi trồng thủy sản…) vừa đảm bảo phát triển theo quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu có sản lượng lớn, vừa có điều kiện áp dụng các chương trình ni tiên tiến và bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Tăng cường quản lý việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc trong nuôi trồng thủy sản (Viet GAP) và thực hiện truy xuất nguồn gốc… đối với các cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở bảo quản, sơ chế nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Tổ chức lại hệ thống nậu vựa, các đầu mối thu gom sản phẩm nguyên liệu, là cầu nối quan trọng giữa người nuôi với doanh nghiệp, phát huy vai trị tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này nhằm từng bước quản lý

tốt thị trường nguyên liệu, đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm nguyên liệu sau thu hoạch.

Trên cơ sở dự báo thị trường, các cơ quan nghiên cứu, dịch vụ và khuyến ngư phải có chương trình kế hoạch cụ thể, nhanh chóng hướng dẫn người nuôi chủ động sản xuất, từ sản xuất các loại giống đến quy trình ni… các đối tượng ni có lợi thế cạnh tranh, có hiệu quả và đảm bảo chất lượng cung cấp sản lượng lớn cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường theo từng thời kỳ.

Đối với nguyên liệu từ khai thác

Tăng giá trị và chất lượng các loại sản phẩm nguyên liệu từ khai thác, trên cơ sở đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác, nhất là công nghệ bảo quản tiên tiến, giảm tổn thất sau thu hoạch và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất bảo quản sản phẩm…

Đẩy mạnh khai thác xa bờ, giảm khai thác ven bờ vừa để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời thay đổi được cơ cấu sản phẩm khai thác, từ các lồi thủy sản có giá trị kinh tế thấp sang các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao, có sản lượng lớn phục vụ chế biến xuất khẩu.

Áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến đảm bảo các sản phẩm từ khai thác tuân thủ các quy định quốc tế về bảo vệ nguồn lợi và chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU), vượt qua các rào cản của thị trường khó tính.

Đối với ngun liệu nhập khẩu

Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, đồng thời cân đối cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu thích hợp để chế biến tái xuất, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu và số lượng sản phẩm của thị trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực ngành công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần quan trọng giải quyết lao động nơng thơn có việc làm của nhiều địa phương.

Tiếp tục nhập khẩu các loại thủy sản khơng có ở Việt Nam hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu về cơ cấu và số lượng thủy sản nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu theo nhu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng của các nhà máy chế biến.

Tập trung đầu tư phát triển chế biến xuất khẩu theo chiều sâu

Chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường.

Khuyến khích đầu tư cơng nghệ mới, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, trong đó ưu tiên đầu tư đổi mới dây chuyền, thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến, cải tiến mẫu mã, bao bì… để đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chế biến xuất khẩu, kể cả tận dụng phụ phẩm để chế biến các loại sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường nhập khẩu.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm

Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thủy sản về quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến bàn ăn; khuyến khích việc áp dụng các quy chuẩn quốc tế có liên quan.

Thường xuyên tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu. Xử lý nghiêm và thực hiện việc công bố các hành vi vi phạm các quy định về chất lượng, an tồn thực phẩm, cạnh tranh khơng lành mạnh, phá giá thị trường…, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh

chế biến, xuất khẩu thủy sản, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam và làm thiệt hại lợi ích chung của cộng đồng.

Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường năng lực, áp dụng các chương trình sản xuất tiên tiến và hệ thống tự kiểm sốt chất lượng, an tồn thực phẩm ngay từ khâu bảo quản nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ.

Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến; tăng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu, xử lý ơ nhiễm mơi trường trong q trình sản xuất của ngành thủy sản nói chung, trong chế biến thủy sản nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)