Đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 73 - 76)

2.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

2.1.4. Đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản

trưởng nhanh.

Các hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA… được ký kết giúp ngành thủy sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ như: Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ.. Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, 90% dịng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU sẽ giảm về 0% trong 3-4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%). Hiệp định EVFTA không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ thuế suất mà còn hưởng lợi rất lớn từ chính sách điều chỉnh. Việc khắc phục “thẻ vàng” IUU sẽ sớm có kết quả vào đầu năm 2019 cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam. Việc nhận thẻ vàng của EU gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu hải sản sang các nước EU.

Tóm lại, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mười năm trở lại đây tăng

trưởng khá cao, giá trị xuất khẩu năm 2019 (đạt khoảng 8,54 tỷ USD) tăng gấp hơn 2 lần giá trị xuất khẩu năm 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị trung bình khoảng 10,78%/năm. Tơm và cá tra vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường ít rào cản thương mại như Trung Quốc và Hồng Kông cao hơn so với ba thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU.

2.1.4. Đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản Việt Nam sản Việt Nam

Từ kết quả phân tích tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản Việt Nam như sau:

* Điểm mạnh

Điểm mạnh thứ nhất: Vị trí địa lý và điền kiện thuận lợi, Việt Nam có lợi

thế lớn về phát triển thủy sản, có thể phát triển thủy sản khắp các nơi trên cả nước. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

Đường bờ biển dài 3,260km, các vùng nước ngọt và nước lợ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản để phục vụ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản. Mặt khác, Việt Nam cịn có điều kiện thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển [4, trang 60].

Điểm mạnh thứ hai: Việt Nam có nhiều loại thủy sản phân bố khắp cả ba

môi trường nước mặn xa bờ, nước mặn gần bờ và nước lợ, đặc biệt các lồi có giá trị cao như tơm, cá vây và các lồi động vật thân mềm đáp ứng tốt các nhu cầu về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu thủy sản của các thị trường cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu [4, trang 60].

Điểm mạnh thứ ba: Nguồn lao động trong ngành thủy sàn dồi dào và

chất lượng lao động ngày càng cao thể hiện qua số lượng lao động đã qua đào tạo tăng qua các năm.

Điểm mạnh thứ tư: Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là

tôm sú và tôm chân trắng) tăng nhanh, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11,28%/năm giai đoạn 2009 – 2019.

Điểm mạnh thứ năm: Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản việt

nam tăng cao qua các năm với hai con số.

Điểm mạnh thứ sáu: Chất lượng thủy sản đáp ứng được yêu cầu về chất

lượng, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn thủy sản, các tiêu chuẩn HACCP, ít hàng thủy sản xuất khẩu trả về vì kém chất lượng. Thời gian qua, các lô hàng thủy sản bị cảnh báo đến từ một số thị trường xuất khẩu thủy sản chính như EU, Mỹ, Nhật Bản; ngồi ra, các thị trường khác nổi lên là Hàn Quốc, Australia… Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là số lô hàng bị cảnh báo đã giảm rõ rệt, từ 128 lô trong năm 2016 cịn 125 lơ trong năm 2017. Tính riêng quý I/2018, con số bị cảnh báo chỉ là 23 lô (Báo cáo Vasep, 2018)

Điểm mạnh thứ bảy: Cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong

giá trị xuất khẩu (Báo cáo Vasep, 2013). Số nhà máy và công suất chế biến

tăng nhanh từ 301 nhà máy (2002) tăng lên 570 nhà máy (2019).

* Điểm yếu

Điểm yếu thứ nhất: Thiếu nguyên liệu thủy sản để phục vụ sản xuất xuất

khẩu. Mặc dù, sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản trong nước tăng qua các năm nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50 – 70% nhu cầu trong nước. Giá trị nhập khẩu thủy sản từ nước ngoài về ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng trung bình khoảng 35%/năm giai đoạn 2009 – 2019, trong khi đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ tăng 20,54%. Thêm vào đó, sản lượng thủy sản Việt Nam thiếu tính ổn định làm cho tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cũng biến động theo và thiếu tính bền vững.

Điểm yếu thứ hai: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu còn đơn điệu và

sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cịn chiếm tỷ trọng thấp. Đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu dưới dạng tươi sống, ướp đông và đông lạnh, chiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu thủy sản việt nam và các sản phẩm thủy sản chế biến xuất khẩu chiếm khoảng 35%. Xu hướng tiêu dùng thế giới đang chuyển biến theo hướng giảm dần tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tươi sống tăng dần tiêu thụ các sản phẩm chế biến, sản phẩm ăn liền, sản phẩm đóng hộp và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Điểm yếu thứ ba: Chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu ổn định và yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu. Theo kết quả báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) ở 4 thị trường lớn là Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản giai đoạn 2009 - 2014.

Tính trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu thủy sản bị trả lại. Những tháng đầu năm 2014, châu Âu và Nhật Bản liên tiếp phát hiện dư lượng oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam nên đã áp dụng chế độ kiểm tra 100% các lơ hàng và sẽ có những biện pháp trừng phạt nặng hơn nếu tình trạng nhiễm oxytetracycline khơng suy giảm.

Điểm yếu thứ tư: Hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa phát huy vai trò

chủ đạo trong ngành sản xuất thủy sản, sản xuất kém hiệu quả với chi phí sản xuất cao nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Điểm yếu thứ năm: Hoạt động khai thác thủy sản còn manh mún,

phương tiện và công cụ đánh bắt chưa được đầu tư đúng mức, thiếu các mơ hình sản xuất hiệu quả, … nên hoạt động khai thác thủy sản kém hiệu quả với chi phí sản xuất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)