Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 76 - 78)

2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống và quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam. trong giai đoạn 1960 – 1970, xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản chiếm tới 70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn 1980 – 1990, xuất khẩu thủy sản chiếm khoảng 40 – 45% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Giai đoạn 2009 – 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam – Nhật Bản chiếm khoảng 16 - 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. trong thời gian qua, xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản đã thu về nguồn ngoại tệ đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,46 tỷ USD, đứng thứ 2, chiếm hơn 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2019

(Nguồn: Thống kê của Vasep, Niêm giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019)

Biểu đồ 2.2 cho thấy giá trị và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn 2009 – 2019 có nhiều biến động và bất ổn, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2009 – 2015. Thế nhưng từ năm 2016 trở đi, xuất khẩu thủy sản sang thị trường có dấu hiệu phục hồi và bắt đầu tăng dương trở lại. Giai đoạn từ năm 2009 – 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng, giảm liên tục qua từng năm và kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2015 còn thấp hơn kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm gần 14% về giá trị xuất khẩu. Nhật Bản ngày càng áp dụng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong những tháng đầu năm 2015, vấn đề dư lượng kháng sinh được nhật bản áp dụng đối với hàng nhập khẩu vào Nhật bản và đã gây ảnh hưởng

-20,00% -15,00% -10,00% -5,00% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 00 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%)

định này, Nhật Bản tăng cường công tác kiểm tra các lô hàng nhập khẩu từ các cảng biển và cảng hàng không. Hàng xuất khẩu thủy sản việt nam không đáp ứng yêu cầu sẽ bị trả về, chi phí kiểm tra và thơng quan cũng gây nhiều bất lợi cho nhà xuất khẩu việt nam. Năm 2015, số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định an toàn thực phẩm là 165 lô, tăng 6 lô so với cả năm 2014, cịn số lơ hàng bị phát hiện vi phạm quy định về hóa chất, kháng sinh là 78, tăng 10 lơ so với cả năm 2014. Thêm vào đó, năm 2015 giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tơm. Do đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2015 có sự sụt giảm so với năm 2014.

Tôm chân trắng ở các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc có giá xuất khẩu cạnh tranh hơn so với Việt Nam nên Nhật Bản có xu hướng gia tăng nhập khẩu tôm chân trắng ở các nước này. Thêm vào đó, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2009, đây là cơ hội cũng là thách thức lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực, khá nhiều lơ hàng thủy sản, nhất là tôm đông lạnh và các loại thủy sản Việt Nam bị cảnh báo nhiễm dư lượng các chất bị cấm như chloramphenicol, nitrofuran. Sự tích cực của các doanh nghiệp xuất khẩu và cơ quan thầm quyền Việt Nam trong khắc phục các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định liên trong trong hiệp định, năm 2016 – 2019 xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 76 - 78)