2.3. Đánh giá kết quả thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang
2.3.2 Xây dựng kế hoạch và xác định lộ trình thực thi
Trong Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 7/3/2012 về việc Phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Nhật Bản được xếp ở vị trí thứ hai trong số 3 thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam (sau EU). Quyết định đã đề ra mục tiêu: thị trường Nhật Bản chiếm 20% tỉ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản; các sản phẩm xuất khẩu chính là tơm (30%), cá ngừ (10%), mực, bạch tuộc (30%) và các hải sản khác (30%). Để thực hiện mục tiêu này, các cơ quan có trách nhiệm đã xây dựng những kế hoạch và lộ trình thực thi cụ thể, tập trung vào một số nhóm hoạt động chính: Phát triển ni trồng thủy sản để chủ động về nguồn nguyên liệu; Xúc tiến thương mại tại thị trường Nhật Bản; Đẩy mạnh an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, trước khi có Quyết định số 279/QĐ-TTg, ngày 3/3/2011 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 332/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Quyết định này chia đề án thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2011 - 2015 và giai đoạn 2 từ năm 2016 - 2020. Giai đoạn 1 được đầu tư 25.000 tỷ đồng, giai đoạn 2 được đầu tư 15.000 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án đến năm 2015, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD và đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 - 5,5 tỷ USD. Ngày 16/8/2013, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1445/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Quy hoạch này đã đề ra chỉ tiêu cụ thể về sản lượng, giá trị xuất khẩu…cho giai đoạn 2013 – 2020 và giai đoạn 2020 – 2030. Quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp, lộ trình cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra, ví dụ: nhóm giải pháp về phát triển thị trường,
nhóm giải pháp về khoa học cơng nghệ và khuyến ngư, nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách… Trên cơ sở đó, ngày 6/8/2014, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định 3465/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi; ngày 30/8/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định 3475/QĐ-BNN-TCTS về Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030. Các đề án này đều được chuẩn bị kỹ càng, có mục tiêu cụ thể, phân cơng, phân nhiệm cho các cơ quan có liên quan cũng như có lộ trình thực hiện rõ ràng. Chính vì thế, việc nuôi trồng tôm và khai thác cá ngừ phục vụ thị trường Nhật Bản đã thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhìn vào mục tiêu đề ra trong Quyết định 279/QĐ-TTg ngày 7/3/2012, chúng ta thấy có hai mặt hàng chủ lực sang thị trường Nhật Bản là mực, bạch tuộc (30% giá trị xuất khẩu) và các loại thủy sản khác (30% giá trị xuất khẩu) còn chưa được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định.
Đối với nội dung tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại, Việt Nam đã thực hiện được một số chương trình như: Thiết lập Cổng liên kết thơng tin xúc tiến thương mại http://portal.vietrade.gov.vn/; năm 2014, Bộ Công thương đã ban hành tài liệu hướng dẫn xuất khẩu hải sản vào Nhật Bản; năm 2021, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản công bố Sổ tay quy định nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản; hàng năm Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam danh sách hội chợ, triển lãm ngành hàng nông lâm thủy sản và thực phẩm tại Nhật Bản… Đây là những kênh, thơng tin rất hữu ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp cận với thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm thủy sản để quảng bá, giới thiệu thủy sản Việt Nam với các thị trường quốc tế trong đó
có Nhật Bản, ví dụ: Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (VIETFISH), Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thủy sản Việt Nam (AQUACULTURE), Hội chợ Triển lãm Quốc tế ngành tôm Việt Nam (VIETSHRIMP)… Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá mặt hàng thủy sản tại Nhật Bản. Tại Hội chợ FOODEX JAPAN – Hội chợ lâu đời và lớn nhất Nhật Bản về nông sản và thực phẩm, năm 2012, có 11 doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Năm 2014, con số này là 13 doanh nghiệp và đến năm 2019 là 21 doanh nghiệp. Đây là con số khá khiêm tốn so với số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản.
Thị trường Nhật Bản là một thị trường đặc biệt khắt khe về vệ sinh an tồn thực phẩm, do đó việc nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn là một trong những nội dung quan trọng để việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản thu được kết quả tốt.
Trước tiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập được một cơ quan chuyên môn phụ trách vấn đề quản lý chất lượng nơng sản (trong đó các đơn vị phụ trách về thủy sản chiếm số lượng lớn) đó là Cục Quản lý chất lượng nơng lâm thủy sản (NAFIQAD). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã xây dựng được những quy chuẩn quốc gia và những quy chuẩn tiệm cận với thế giới trong sản xuất và chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu, nổi bật là tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản. VietGAP ban hành lần đầu năm 2011 và sau đó được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/9/2014 về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP. Bên cạnh đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng ban hành nhiều thông tư hướng dẫn về đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm như: Thơng tư số 28/2019/ TT- BNNPTNT quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản; Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT quy định việc
thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung một số điều tại TT số 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu…
Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản NAFIQAD cũng đã tiến hành cấp chứng thư an toàn vệ sinh thực phẩm cho các lơ hàng xuất khẩu. Tính đến thời điểm năm 2018, dựa trên thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT, chúng ta thấy có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu NAFIQAD cấp chứng thư cho thủy sản xuất khẩu nhưng trong số này khơng có Nhật Bản. Điều này cho thấy vẫn có sự khác biệt trong quy định về an toàn thực phẩm thủy sản giữa Việt Nam và Nhật Bản. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp với Bộ Cơng thương để có những biện pháp đàm phán với phía Nhật Bản tạo thuận lợi cho việc công nhận các tiêu chuẩn giữa các bên.
Trên cơ sở nắm bắt các thông tin về quy định của Nhật Bản, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã nhiều lần ra các văn bản thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về việc Nhật Bản áp dụng các quy định đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam, ví dụ: Danh sách các doanh nghiệp có lơ hàng thuỷ sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hố chất, kháng sinh cập nhật thơng báo đến Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh/thành phố theo Quyết định số 1381/QĐ-BNN-QLCL ngày 12/6/2012; công văn 1978/QLCL-CL1 ngày 26/9/2016 thông báo về việc Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản điều chỉnh kế hoạch kiểm tra các chỉ tiêu Chloramphenicol (CAP), Sulfadiazine, Sulfamethoxazole, Furazolidone, Enrofloxacin đối với các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam; công văn 2366 /QLCL-CL1 ngày 14/11/2016 về việc
8 lô tôm xuất khẩu sang Nhật Bản bị cảnh báo khơng đảm bảo an tồn thực phẩm do bị phát hiện dư lượng Chloramphenicol (02 lô), Sulfadiazine (02 lô), Furazolidone (03 lô), Enrofloxacin (01 lô)… Bên cạnh biện pháp đàm phán, đề nghị Nhật Bản gỡ bỏ các cảnh báo, điều quan trọng là các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong tồn bộ quy trình từ ni trồng, đánh bắt đến chế biến và bảo quản.
2.3.3 Khả năng phân công, phối hợp các bên liên quan
Trong việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng, ngồi Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn đóng vai trị chủ đạo cịn có sự tham gia, phối hợp của nhiều bộ ngành khác mà cụ thể và trực tiếp hơn cả là Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và một số bộ ngành, hiệp hội nghề.
Nhìn chung, để có được kết quả xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, các bên liên quan đã có sự phân cơng, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả. Tuy nhiên, trong q trình thực thi chính sách nói chung, việc phối hợp giữa các bên liên quan luôn là một vấn đề khó khăn, trường hợp thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản cũng không phải ngoại lệ. Sau đây luận văn sẽ trình bày một vài ví dụ cụ thể.
Ví dụ đầu tiên liên quan đến sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài chính. Nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan đến quy định và việc thực thi Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính. Các doanh nghiệp này đang bị áp mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho hàng thủy sản là sơ chế với mức thuế là 20% trong khi trên thực tế, các mặt hàng đầu ra đa số là các sản phẩm đã qua chế biến. Và như vậy, lẽ ra chỉ áp dụng mức thuế suất 10% hoặc 15%. Chính
vì thế UBND tỉnh Kiên Giang đã có cơng văn 1821/UBND-KTTH ngày 28/11/2017 kiến nghị về vấn đề này. Tuy nhiên vấn đề vẫn còn chưa giải quyết triệt để nên sau đó, Ngày 2/7/2020, Bộ Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cũng đã có văn bản số 4476/BNN-TCTS gửi Bộ Tài chính đề nghị xử lý vướng mắc trong việc áp thuế đối với sản phẩm thủy sản bị tính là sơ chế hay chế biến. Điều này cho thấy sự phối hợp chưa đồng bộ giữa Bộ Tài chính và Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn. Cách hiểu và áp dụng các quy định cịn chưa có sự đồng thuận gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.
Ví dụ thứ hai liên quan đến sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế. Trường hợp này liên quan đến cách hiểu và diễn giải Luật An toàn thực phẩm được thể hiện trong Nghị định 38/2012/ND-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, nhưng những quy định Bộ Y tế đề xuất không thực tiễn và khơng thể áp dụng, thậm chí là “trái luật” gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Ví dụ, tại khoản 3 điều 4 trong Nghị định này quy định “Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Tiếp nhận bản cơng bố hợp quy đối với hồ sơ công bố hợp quy theo mẫu”. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều sản phẩm để được cấp giấy tiếp nhận chứng nhận hợp quy mất 3 tháng hoặc lâu hơn nữa kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, và phải trải qua nhiều lần bổ sung hồ sơ, mỗi lần thường yêu cầu lại khác nhau. Bên cạnh đó, một số tiêu chí để thẩm xét cơng bố phù hợp quy định an tồn thực phẩm khơng rõ ràng, thậm chí vơ lý [32]. Phải đến ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ- CP để khắc phục những hạn chế. Điều này cho thấy sự phối hợp, liên thông, trao đổi giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế cũng như
các bộ có liên quan trước khi ra các văn bản quy phạm pháp luật còn yếu, gây ra nhiều vướng mắc, bất cập.
Ví dụ thứ ba liên quan đến sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn và Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngày 11/8/2016, VASEP có Cơng văn số 123/2016/CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội đề nghị cho phép giãn thời gian tăng lương tối thiểu vùng lên 2-3 năm một lần và điều chỉnh lại mức đóng các khoản bảo hiểm phù hợp nhất cho người lao động. Đề nghị này xuất phát từ thực tiễn các doanh nghiệp chế biến thủy sản trả lương cho người lao động luôn cao hơn lương tối thiểu từ 50-70%. Thực tế lương tối thiểu là lương nền cho việc đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí cơng đồn nên nếu tăng lương tối thiểu hàng năm sẽ làm tăng thêm phần nộp vào quỹ bảo hiểm và cơng đồn phí trong khi doanh nghiệp không thể lấy khoản nào để bù cho việc tăng các khoản nộp khấu trừ vào lương do tăng lương tối thiểu hàng năm trong khi năng suất lao động không tăng. Và như vậy trên thực tế, doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục khấu trừ và lương của người lao động.
2.3.4. Công tác kiểm tra giám sát
Chỉ thị 20/CT-TTg kể trên được cộng đồng doanh nghiệp mong đợi và thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện tốt và đầy đủ Luật Thanh tra, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 về hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra và đặc biệt là Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020.
Năm 2020, Do dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động thanh tra theo kế hoạch dừng lại, duy trì thẩm định, thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm; hoạt động kiểm tra theo kế hoạch được thực tập trung chủ yếu trong Quý IV/2020. Kết quả: đã phát hiện 07 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi
phạm các quy định (05 cơ sở thẩm định theo Thông tư 48, thanh tra đột xuất 02 cơ sở sản xuất chế biến thủy sản nhằm xác minh hoạt động đảm bảo ATTP, ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hoạt động gia công thủy sản xuất khẩu, tập trung thẩm tra thực tế q trình sản xuất, gia cơng các lô hàng thủy sản; lập 07 biên bản vi phạm hành chính, các vi phạm chủ yếu liên quan đến việc thiết lập, áp dụng không đầy đủ hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP), cơ sở khơng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (Giấy chứng nhận hết hạn nhưng vẫn sản xuất), số tiền xử phạt là 277 triệu đồng [3].
Vấn đề về dư lượng các chất độc hại trong thủy sản xuất khẩu cũng được các ban bộ ngành có liên quan thực hiện giám sát hàng tháng. Trong tháng 06/2021, riêng tại khu vực Nam Bộ, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm