Giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp của các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 120 - 122)

3.4. Giải pháp thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang Nhật

3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp của các bên liên quan

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản không chỉ là công việc của riêng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng cần sự tham gia, phối hợp của nhiều Bộ, ngành và địa phương có liên quan. Sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các tổ chức này sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản diễn ra được hiệu quả.

- Thứ nhất, Chính phủ cần có những văn bản quy định rõ ràng, cụ thể phân cấp quản lý hoạt động xuất khẩu trong đó có xuất khẩu thủy sản để các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hiểu rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, tránh trường hợp chồng chéo trong việc thực thi hoạt động xuất khẩu.

- Thứ hai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm chính hoạt động xuất khẩu thủy sản cũng cần có cơ chế phân chia, kiểm soát, phối hợp các đơn vị thành viên như Tổng cục Thủy sản, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản… hoạt động hiệu quả. Cơ chế này cần được quy chuẩn hóa bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

- Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp với các bộ ngành liên quan để tiến hành những hoạt động cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản. Ví dụ: phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Hàng không (Bộ Giao thông Vận tải) để tổ chức những tuần lễ giới thiệu về thủy sản, văn hóa ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản; phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao để thông qua các đơn vị trực thuộc các bộ này như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản để tham gia thu thập thơng tin và tìm kiếm đối tác….

- Thứ tư, Việt Nam đang từng bước xây dựng Chính phủ điện tử. Các Bộ, ngành, địa phương tham gia thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản có thể tiến hành phối hợp, kết nối với nhau thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trên các nền tảng của Chính phủ điện tử. Từ đó, tính liên thơng giữa các cơ quan sẽ giúp công việc diễn ra nhanh và thống nhất, các doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận được thơng tin chính sách.

- Thứ năm, một số hoạt động trong chuỗi hoạt động xuất khẩu thủy sản có thể tiến hành xã hội hóa vừa để giảm áp lực cho các cơ quan nhà nước vừa để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: các dịch vụ như kiểm nghiệm, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm… có thể chuyển cho các tổ chức độc lập.

3.4.4. Giải pháp tăng cường kiểm tra giám sát thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 120 - 122)