Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 78 - 82)

2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Tôm và cá là hai mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong suốt thời gian qua, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng giá trị trung bình 8,45%/năm (giai đoạn 2009 – 2019), tôm và cá là hai mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam - Nhật Bản. Xuất khẩu mực và bạch tuộc và các mặt hàng chế biến ngày càng tăng càng gia tăng từ 7,69% (năm 2009) tăng lên 11,2% (năm 2019) [8].

Các mặt hàng thủy sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản thường được chế biến dưới dạng đông lạnh tươi, ướp đá và tẩm ướp gia vị. cơ cấu xuất khẩu thủy sản năm 2019 của Việt Nam – Nhật Bản, mặt hàng tôm đông lạnh dạng tươi chiếm 44,23% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản, kế tiếp là mặt hàng cá đông lạnh các loại chiếm 38,11% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản, tiếp theo là mặt hàng mực nang chiếm khoảng 5,02%, bạch tuộc chiếm khoảng 4,01% và các mặt hàng khác là 8,63% [8].

Mặt hàng tôm: Vẫn tiếp tục là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của

Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thời gian qua, chiếm khoảng 44% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này vào năm 2019. Thế nhưng, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2019 có nhiều biến động và thiếu ổn định, đã làm cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường này cũng biến động theo. Từ năm 2009 đến năm 2012, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản giảm mạnh về giá trị xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu. Năm 2012, giá trị xuất khẩu tôm giảm đi 183,51 triệu USD so với năm 2009, giảm đi 17,43 ngàn tấn tôm. Những nguyên nhân sụt giảm chủ yếu trong giai đoạn này là do: (i) năm 2007, Nhật Bản bắt đầu áp dụng các hàng rào kỹ thuật về dư lượng kháng sinh, dư lượng hóa học đối với mặt hàng tơm nhập khẩu, mặt hàng tôm của Việt Nam liên tiếp cảnh báo không đảm bảo chất lượng theo quy định, có đến 94 lơ hàng tôm bị trả về trong năm đó [9]. Kể từ sau năm 2007 đến nay Nhật Bản vẫn

kiểm soát nghiêm ngặt về các quy định và nồng độ của các dư lượng kháng sinh và dư lượng hóa học; (ii) thay đổi thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này. Người dân Nhật Bản chuyển từ tiêu dùng tôm sú sang tôm chân trắng và thay đổi kích cỡ tơm; (iii) sự cạnh tranh gay gắt về giá xuất khẩu của các đối thủ

như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, …Với sự nỗ lực của ngành thủy sản, từ năm 2010 đến nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng trưởng lại. Năm 2014 và năm 2017, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản bất ngờ tăng vượt bậc. Năm 2014 tăng thêm hơn 41 triệu USD so với năm 2013 và năm 2017 tăng “kỷ lục” gần 100 triệu USD so với năm 2016. Mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là tôm sú, tôm hùm, tôm chân trắng, tơm chế biến. Nhìn chung, xuất khẩu tơm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tăng trưởng ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng trung bình về kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 2,5%/năm. Mức tăng thêm về giá trị xuất khẩu tôm năm 2019 so với năm 2009 chỉ khoảng 120 triệu USD.

Biểu đồ 2.3. Giá trị xuất khẩu cá các loại, mực nang và bạch tuộc Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009 – 2019

(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, Hải quan Nhật Bản

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 nghìn USD

Mặt hàng cá các loại: Là mặt hàng lớn thứ hai về giá trị xuất khẩu thủy

sản Việt Nam – Nhật Bản. Trong thời gian qua, mặt hàng tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gặp nhiều khó khăn về yêu cầu khắt khe của hàng rào kỹ thuật thương mại của Nhật Bản thì mặt hàng cá các loại tăng trưởng mạnh, đặc biệt tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Các loại cá xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là: Cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá đuối, cá basa, … Các loại cá của Việt Nam đang được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao về chất lượng. Trong đó mặt hàng cá ngừ chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản. Giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2019 là 19,94 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản gồm 2 hàng hóa chính: cá ngừ tươi sống (chiếm khoảng 75%) và cá ngừ chế biến (chiếm khoảng 25%). Xuất khẩu cá ngừ tươi sống sang thị trường Nhật Bản đang có xu hướng giảm do thiếu nguyên liệu đầu vào (năm 2016 giảm trên 40%) thì xuất khẩu cá ngừ chế biến đang là hướng đi tích cực của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này (năm 2019 mặt hàng này tăng khoảng 78%). Tuy nhiên, cá ngừ Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ một số quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippine. Do những nước này đang được mức thuế ưu đãi về các mặt hàng cá ngừ tốt hơn so với Việt Nam. Bên cạnh đó, do phụ thuộc vào khả năng đánh bắt tự nhiên nên khả năng tăng trưởng của cá ngừ còn hạn chế.

Mặt hàng mực nang và bạch tuộc: Mực nang và bạch tuộc là mặt hàng

xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Nhu cầu nhập khẩu hai mặt hàng này của Nhật Bản ở mức cao nhưng nguồn đánh bắt tự nhiên của Việt Nam ngày càng giảm nên giá trị và khối lượng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản giảm. Mặt hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản ngày giảm, năm 2017 – 2018 xuất khẩu mặt hàng này cao nhất trong vòng 10 năm qua về giá trị. Năm 2017 – 2018, giá trị xuất

khẩu đạt khoảng 98 triệu USD. Năm 2009, giá trị xuất khẩu chỉ có 54,171 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)