Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức khi xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 85 - 88)

2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

2.2.5. Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức khi xuất khẩu thủy sản

thủy sản vào thị trường Nhật Bản

Qua nghiên cứu tổng quan về thị trường thủy sản Nhật Bản, có thể rút ra những cơ hội và thách thức khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản.

* Cơ hội

Cơ hội thứ nhất: Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản luôn ở mức

cao của thế giới. Mức tiêu thụ và mức chi tiêu cho mặt hàng thủy sản của Nhật Bản cao; khối lượng sản xuất thủy sản của Nhật Bản ngày càng giảm sút, dự báo đến năm 2030 Nhật Bản sẽ tiêu thụ 7,477 ngàn tấn thủy sản. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong thời gian tới.

Cơ hội thứ hai: Nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi nhanh sau thảm họa

động đất và sóng thần sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản mạnh hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,45% do thảm họa động đất và sóng thần.

Nhà bán buôn ,39% 4 ,5% 0 94,97% 0,12% Người tiêu dùng Nhà bán lẻ, siêu thị Nhà máy chế biến Công nghiệp dịch vụ thực phẩm

Nhưng đến năm 2012, 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản tăng trưởng lần lượt là 1,75% và 1,63%.

Cơ hội thứ ba: Cơ cấu mặt hàng thủy sản tiêu thụ nhiều nhất của Nhật

Bản là các mặt hàng tươi sống, đông lạnh, hấp, xơng khói và mặt hàng ưu thích là các loại tơm, các loại cá, mực, bạch tuộc. Đây cũng là cơ hội cho các quốc gia có ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản, giá trị gia tăng cao trong nước chưa phát triển khi tham gia vào xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản, trong đó có Việt Nam.

Cơ hội thứ tư: Giảm thuế nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

* Thách thức

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội là những thách thức lớn của xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, thách thức lớn nhất là vấn đề bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm. Bởi tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta vẫn còn cao. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, bên cạnh nguyên nhân đến từ việc thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ, biến động của đồng Yên…thì nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản ngày càng áp dụng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo VASEP, thời gian qua, một số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đã bị cảnh báo về dư lượng nhiễm kháng sinh Enrofloxacin. Nhật Bản quy định mức MRL cho tổng dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxacin - dẫn xuất của Enrofloxacin - trong sản phẩm thủy sản là 0,01 mg/kg. Trong khi đó, EU - thị trường nổi tiếng về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cũng chỉ quy định ở mức 0,1 mg/kg, thấp hơn 10 lần quy định của

Nhật Bản. Enrofloxacin là kháng sinh được sử dụng rộng rãi để trị bệnh nhiễm trùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Việc quy định mức MRL đối với Enrofloxacin và Ciprofloxacin nghiêm ngặt hơn quá nhiều so với EU đã gây ra khó khăn lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản những năm gần đây.

Thực chất, quy định này Nhật Bản áp dụng cho tất cả các nước chứ không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản đang áp dụng kiểm tra 100% lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu kháng sinh mà không phân biệt doanh nghiệp nhập khẩu có lịch sử kiểm sốt chất lượng tốt hay xấu. Điều này không chỉ gây tác động tăng chi phí lưu kho, lưu bãi do chờ kết quả kiểm tra, mà còn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng Việt tại thị trường này.

Dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta vẫn còn cao và các doanh nghiệp khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn, bởi để đầu tư, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu theo quy định của TPP phải mất một thời gian dài. Đặc biệt, muốn nâng cao chất lượng thủy sản, chúng ta cần tham gia vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản. Ngoài ra, năng suất và chất lượng ni trồng thủy sản của nước ta cịn kém, đẩy chi phí, giá thành lên cao dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành hiện vẫn cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để sinh tồn nên rõ ràng đầu tư cho thương hiệu, marketing, tiếp thị trên thị trường quốc tế còn thiếu và yếu…

Bên cạnh đó, hiện nay, các doanh nghiệp thương mại của Nhật đang có xu hướng tìm nguồn nhập khẩu với giá rẻ hơn từ các nước khác như Ấn Độ, Indonesia. “Sản phẩm thủy sản của Việt Nam yếu thế hơn về chất lượng cũng như giá cả so với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác. Thậm chí, đối với

hai nước gần nhất là Indonesia, Malaysia, chúng ta vẫn thiệt thịi hơn bởi hai nước này có nhiều ưu đãi hơn khi xuất khẩu vào Nhật Bản.

Ngồi ra, việc xố bỏ hàng rào thuế quan qua TPP có nguy cơ sẽ làm tăng việc nhập khẩu thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, bởi giá thành được giảm xuống, dẫn đến việc phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 70% thị phần thức ăn nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta, chúng ta bị lệ thuộc về giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cả về giá và về chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)