2.3. Đánh giá kết quả thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang
2.3.1 Năng lực của các chủ thể thực thi
Trong giai đoạn 2010 - 2020, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành và cập nhật các chính sách liên quan đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về cơ bản đã thực hiện đúng vai trị trong việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản.
Ở cấp độ vĩ mơ, xét về phương diện đối ngoại, Chính phủ đã kí kết được nhiều các Hiệp định đối tác kinh tế có tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với những hiệp định này, mức thuế suất áp dụng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ giảm, thậm chí một số loại được mức thuế suất ưu đãi 0%.
Xét về phương diện đối nội, ở cấp độ định hướng, ngày 21/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản. Đây là lần đầu tiên các hoạt động liên
quan đến thủy sản được quy định thành Luật. Điều này cho thấy sự quan tâm và đánh giá rất cao của Nhà nước đối với hoạt động thủy sản. Trong việc quản lý và điều hành, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Quyết định số 279/QĐ - TTg ngày 7/3/2012 về việc Phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1445/QĐ - TTg ngày 16/8/2013 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 về việc Quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 về việc Quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019 - 2022….
Trên cơ sở chính sách chung và căn cứ vào tình hình thực tiễn, các bộ ngành đã có những chính sách cụ thể để triển khai các hoạt động phục vụ xuất khẩu thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành các văn bản hướng dẫn như: Quyết định số 1412/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/4/2016 về việc Quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Thông tư 07/2017/TT-BNNPTNT ngày 21/3/2017 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sản phẩm thủy sản cá tra phile đơng lạnh… Bộ Tài chính ban hành các văn bản như: Thơng tư 116/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 về Hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh tốn, quyết tốn kinh phí sản phẩm cơng ích giống nơng nghiệp, thủy sản; Thông tư 118/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản…
Như vậy, có thể thấy, ở mức độ vĩ mơ, các cơ quan nhà nước đã thực hiện tốt vai trò ban hành, cập nhật và định hướng thực thi các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản. Các chính sách được đưa ra và áp dụng về cơ bản mang tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành thủy sản Việt Nam cũng như xu thế của thị trường thủy sản quốc tế.
Ở mức độ vi mô, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp, hộ ngư dân cũng đã tích cực và chủ động trong việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản bằng những phương pháp, hình thức khác nhau.
Đối với các địa phương, từ năm 2014 – 2019, tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hịa đã triển khai có hiệu quả đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi”. Trong thời gian thực hiện đề án, Bình Định đã xây dựng thành công chuỗi khai thác cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản để phục vụ xuất khẩu sang thị trường này. Tại Cà Mau, một trong những tỉnh có diện tích ni tơm xuất khẩu lớn nhất cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân sản xuất được thể hiện qua các văn bản như Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 5/4/2011 Quy định Cơ chế phát triển Cụm nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 10/11/2017, quy định tạm thời về điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; Quyết định 1999/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 bãi bỏ Quyết định 1874/QĐ-UBND quy định tạm thời về điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau…
Đối với các doanh nghiệp, nhiều công ty như: Công ty Cổ phần Vĩnh Hồn, Cơng ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, Cơng ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau… đã chủ động, tích cực tận dụng các điều khoản của hiệp định VJEPA,
CPTPP và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của chính phủ để đẩy mạnh xuất khẩu và dần trở thành những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có uy tín.
Có thể nói năng lực của các chủ thể thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, từ các cơ quan quản lý nhà nước tới các Hiệp hội, doanh nghiệp đã được thể hiện rất rõ thông qua việc triển khai, thực hiện các hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua. Năng lực ấy được thể hiện rất rõ thông qua sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6,72 tỷ USD nhưng đến năm 2019, con số này là 8,54 tỷ USD. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,03 tỷ USD nhưng đến năm 2019 đã đạt 1,46 tỷ USD.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng năng lực thực thi các chính sách xuất khẩu thủy sản của các cơ quan quản lý vẫn còn nhiều hạn chế: nhiều chính sách, văn bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, một số quy định còn chồng chèo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu thủy sản…Ví dụ, trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, mỗi năm Chính phủ lại ban hành một Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực, trong đó nội dung về cắt giảm một số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành luôn được nhấn mạnh và nhắc lại. Cũng giai đoạn này Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thay thế Thông tư 06/2010 bằng Thông tư 26/2016 và sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 36/2018. Theo các thông tư này, sản phẩm thủy sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa sản phẩm động vật (hàng khô, đồ hộp…) đều thuộc danh mục kiểm dịch theo Luật Thú y mặc dù những sản phẩm này khơng có nguy cơ mang theo mầm bệnh cho thủy sản trong mơi trường xung quanh. Chính vì thế việc nhập khẩu ngun liệu chế biến thủy sản của các doanh nghiệp bị kéo dài thời gian.