Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 54 - 58)

Thái Lan là một trong những quốc gia có ngành thủy sản phát triển rất nhanh chóng và có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Ngành thủy sản có vai trị quan trọng đối với đất nước. Nó tạo ra việc làm cho khoảng 662 000 người cả trực tiếp trong các doanh nghiệp thủy sản và gián tiếp trong các ngành liên quan. Riêng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt, khoảng 400.000 người tham gia vào các trang trại nuôi cá và các ngành liên quan như nhà cung cấp thức ăn, nhà phân phối, buôn bán cá, v.v. 78 000 người tham gia nuôi trồng thủy sản nước lợ và 184.000 người trong các nhà máy chế biến và các ngành liên quan. Những người tham gia nuôi trồng thủy sản thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau và trình độ học vấn khác nhau. Thái Lan giai đoạn 2007 -2012 là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Riêng nghề cá của Thái Lan đóng góp 2% vào GDP quốc gia, tương đương 3,43 tỷ USD (2019).

Để đạt được những thành tựu này, Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thái Lan, chiến lược nổi bật nhất là phát triển tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh,

xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn.

Ba mặt hàng chủ đạo của Thái Lan (cá ngừ ngâm dầu, tôm thẻ hấp và tôm thẻ chế biến/bảo quản) chiếm đến 62% trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Thái Lan. Từ năm 1995, hoạt động chế biến thủy sản tại Thái Lan đã bắt đầu chuyển sang một bước phát triển cao hơn, tập trung vào gia tăng giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu. Động lực chính cho bước chuyển biến này là dịch bệnh trên tôm sú – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan lúc bấy giờ, làm tăng chi phí đầu vào cho chế biến, khiến mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan trở nên kém cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại từ Indonesia, Bangladesh.

Bước chuyển này của Thái Lan không những đúng đắn về xu thế phát triển mà còn hợp lý về mặt thời điểm khi xuất khẩu thủy sản của nước này vấp phải sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các mặt hàng giá cả rẻ hơn từ Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh. Đồng thời, sự chuyển biến này cũng giúp các nhà xuất khẩu nước này dành được vị thế lớn trong cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng cao trên các thị trường Nhật và Mỹ.

Ngoài những chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng, công nghiệp chế biến thủy sản nội địa Thái Lan thể hiện sự ưu việt trong kiểm sốt chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ tại Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi (CP và Globest), nguyên liệu đầu vào cho mặt hàng tơm hồn tồn từ nội địa, ngành cơng nghiệp chế biến có thời gian chuyển đổi sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ thập niên 90 và tích lũy kinh nghiệm quản lý chi phí đã giúp tối ưu hiệu quả chi phí trong chuỗi giá trị của ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan

Những chiến lược xuất khẩu thủy sản của Thái Lan đã phát huy tác dụng trong những năm qua nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, tối đa

hóa hiệu quả chi phí và gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu khơng cịn là những chiến lược phát triển giúp các nhà chế biến – xuất khẩu duy trì lợi nhuận biên. Thay vào đó, người Thái đang hướng đến một chiến lược mới: thâu tóm các kênh phân phối sản phẩm cuối cùng nhằm chiếm lấy những phần thặng dư cuối cùng trong chuỗi giá trị.

Chiến lược mới: Thâu tóm những nhãn hiệu thủy sản hàng đầu thế giới

Tháng 6/2010, thông tin về việc TUF (Thai Union Frozen Products Plc) có tham vọng thâu tóm các nhãn hiệu đóng hộp MW – một trong những nhãn hiệu thủy sản hàng đầu tại EU – đã thu hút được đáng kể sự chú ý. Ngồi TUF, BC Partners, Blackstone và Permira trước đó đã thương lượng để mua MW Brands nhưng sau đó đã quyết định rút khỏi cuộc đua, để lai người mua cuối cùng là TUF và Bolton, nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp hàng đầu tại Pháp và Ý, trong thương vụ mua lại MW.

Cuối tháng 7/2010, TUF thành công trong việc mua lại MW, mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho nhà cung cấp này trong việc thâm nhập sâu vào thị trường EU. Giá trị vụ mua lại này là là 680 triệu Euro, tương đương 883 triệu USD, cao gấp 8,2 lần so với doanh thu trước lãi vay, thuế và khấu hao năm 2010 của MW.

Đây là hướng đi đầy tham vọng trong thâm nhập các thị trường tiêu dùng thủy sản lớn của người Thái. Tuy vậy, với khuynh hướng tiêu dùng ưa chuộng các nhãn hiệu bán lẻ riêng đang ngày một rõ rệt tại thị trường EU, những nhà xuất khẩu Thái đang thực hiện những bước đột phát trên con đường phát triển hoạt động kinh doanh.

Riêng về mặt hàng tôm, Thái Lan dẫn đầu về XK tôm trên thế giới nhưng ít khi phải đương đầu với rào cản “chất cấm” tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU

Từ nhiều năm qua, Thái Lan đã chủ động áp dụng chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với tôm nuôi theo chuỗi sản xuất. Bên cạnh các nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật cốt lõi như GAP, CoC, GMP và HACCP, Thái Lan tập trung triển khai 5 chương trình kiểm sốt hiệu quả và hỗ trợ nhau theo cách tiếp cận của ATTP, từ trại ni tới sản phẩm XK là: chương trình kiểm sốt dư lượng chất độc hại trong ni trồng thủy sản (NTTS) và kiểm soát thức ăn thủy sản, chương trình truy xuất nguồn gốc, chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất Nhà máy chế biến thủy sản, chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm, hệ thống chứng nhận điện tử.

Cụ thể, Chương trình kiểm sốt dư lượng các chất độc hại trong NTTS được xây dựng theo tiêu chuẩn của EU nhằm loại bỏ việc sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong NTTS. Chương trình truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi tới nhà máy chế biến thông qua Hồ sơ vận chuyển. Việc vận chuyển tôm giống từ trại giống tới vùng nuôi và vận chuyển tôm nguyên liệu từ vùng nuôi tới nhà máy chế biến phải ghi rõ mọi thông tin như thời gian, địa điểm, mã số... trong Hồ sơ vận chuyển. Chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất Nhà máy chế biến thủy sản yêu cầu các nhà máy áp dụng GMP/HACCP. Tiến hành thanh tra tồn diện quy trình chế biến của nhà máy ít nhất 2 lần/năm. Sử dụng Hồ sơ vận chuyển cho việc truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến.

Ngồi ra, Chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm được căn cứ trên mức độ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy để xác định tần suất lấy mẫu kiểm tra sản phẩm. Đối với DN loại 1, cứ 3 tháng lấy mẫu 1 lần; với DN loại 2, cứ 2 tháng lấy mẫu 1 lần. Hệ thống chứng nhận điện tử được kết nối giữa các cơ quan quản lý/phòng kiểm nghiệm vùng hoặc trung tâm thông qua VPN (Mạng riêng ảo – Virtual Private Network). Có thể yêu cầu cấp chứng thư vệ sinh trực tuyến qua một hệ thống duy nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)