Giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể thực thi liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 115 - 118)

3.4. Giải pháp thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang Nhật

3.4.1. Giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể thực thi liên

liên quan

Trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống, con người luôn là nhân tố quyết định. Trong các giải pháp để đẩy mạnh việc thực thi chính sách xuất khẩu, giải pháp nâng cao nhân thức, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể thực

thi là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu. Chủ thể thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản có thể chia thành hai nhóm: nhóm chủ thể thực thi là các cơ quan nhà nước và nhân sự của các cơ quan đó; nhóm chủ thể tham gia là các đối tác phi nhà nước bao gồm các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức, cá nhân…

- Trước hết, là các giải pháp đối với các cơ quan nhà nước như Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn và các bộ, ngành có liên quan như: Bộ Cơng thương, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao; UBND các tỉnh, thành phố… cũng như cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan này.

+ Thứ nhất, trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đã tham gia các FTA và đặc biệt là CPTPP. Do đó, cần tìm kiếm những nhân sự tham gia q trình hoạch định chính sách xuất khẩu thủy sản phải có tư duy tồn cầu, đáp ứng được thực tiễn cơng việc. Việc hoạch định chính sách xuất khẩu thủy sản phù hợp với tình hình của Việt Nam cũng như tiếp cận được nhu cầu của thị trường thế giới là điều kiện tiên quyết để việc thực thi chính sách xuất khẩu được hiệu quả. Để làm được điều này các nhân sự tham gia hoạch định chính sách cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tư duy dự báo, phân tích thị trường và bối cảnh tồn cầu.

+ Thứ hai, tăng cường vai trò tham mưu của các bộ ngành, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong quá trình xây dựng chính sách xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản. Chính những đối tượng này là những chủ thể đã hoặc đang tham gia vào quá trình thực thi chính sách do đó họ có nhiều kinh nghiệm, nhiều mối quan tâm và quyền lợi có liên quan đến chính sách. Nhờ việc vừa được tham gia hoạch định vừa thực hiện chính sách họ sẽ dễ dàng nắm bắt được vai trò và trách nhiệm của mình.

+ Thứ ba, tăng cường các buổi học tập, phổ biến, quán triệt việc thực thi chính sách; các khóa đào tạo ngắn hạn, các buổi tập huấn, tọa đàm cho các

lãnh đạo, nhân viên, cán bộ các cơ quan Trung ương cũng như địa phương về các Luật, văn bản dưới luật của Việt Nam có liên quan đến thủy sản và xuất khẩu thủy sản; các luật, quy định của quốc tế như: các nguyên tắc của Công ước Luật biển năm 1982; Hiệp định Đàn cá di cư của Liên hiệp quốc…; các quy định của phía Nhật Bản về luật xuất nhập khẩu… để những cá nhân, tập thể thực thi chính sách hiểu, nắm rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong cơng việc.

+ Thứ tư, ở khu vực lân cận, có nhiều quốc gia có ngành xuất khẩu thủy sản rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Việt Nam cần có thêm các chính sách cử cán bộ phục vụ trong ngành thủy sản như: cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, cán bộ xúc tiến thương mại… đi học tập, trao đổi, nâng cao khả năng chun mơn, trình độ để cơng tác hoạch định và thực thi chính sách xuất khẩu đạt được hiệu quả cao hơn. Ví dụ, cần có thêm nhiều đề án tương tự như Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là đề án 165) để số cán bộ, nhân sự được đi học tập, trau dồi khả năng ở nước ngồi được tăng thêm, nhất là tại các nước có thế mạnh về xuất khẩu thủy sản.

- Các giải pháp đối với nhóm chủ thể tham gia thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản là các đối tác phi nhà nước bao gồm các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức, cá nhân…

+ Thứ nhất, cần sử dụng truyền thông đa kênh: truyền hình, truyền thanh, internet, tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp… để ngư dân và những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản biết và hiểu các chính sách của nhà nước liên quan đến xuất khẩu thủy sản. Cần lưu ý đến tập quán đi biển, sản xuất của nhân dân để có kế hoạch, phương thức tuyên truyền, vận động phù hợp và có hiệu quả.

+ Thứ hai, thơng qua các hiệp hội, tổ chức nghề (ví dụ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) để đấy mạnh quá trình phổ biến thơng tin chính sách, góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức về vai trò và trách nhiệm và quyền lợi của họ đối với việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản. Cần làm rõ những quyền lợi đi kèm với trách nhiệm và vai trò bởi chỉ khi gắn với quyền lợi, các doanh nghiệp, cá nhân mới thực sự có ý thức và chủ động trong việc thực thi các quy định của nhà nước về xuất khẩu thủy sản.

+ Thứ ba, ngồi việc phổ biến chính sách xuất khẩu của Việt Nam, VASEP cùng cần tư vấn về pháp luật, các quy định, chính sách của Nhật Bản có liên quan đến nhập khẩu thủy sản cũng như các thông tin về thị trường, giá cả.

+ Thứ tư, trước khi cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, có thể mở các khóa tập huấn ngắn hạn liên quan đến chủ trương, chính sách thực thi xuất khẩu thủy sản để giúp họ nắm vững thông tin và những quy định chung khi tham gia vào chuỗi hoạt động chế biến và xuất khẩu.

+ Thứ năm, lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản cũng cần tự ý thức, tự xác định trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn, giúp đỡ cho các cán bộ, nhân viên cấp dưới nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như của nước xuất khẩu trong đó có Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 115 - 118)