Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 52 - 54)

Ấn Độ là một trong những quốc gia có ngành thủy sản phát triển rất nhanh chóng và có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Năm 2010, giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt 2,8 tỷ USD nhưng đến năm 2015 đã là 4,69 tỷ USD và đến năm 2019 là 6,68 tỷ USD.

Ngành thủy sản của Ấn Độ đã cung cấp việc làm cho trên 4 triệu lao động và giúp khoảng 15 triệu nông dân, ngư dân khoảng (15 triệu người) xóa đói, giảm nghèo có kết quả rõ rệt tại các khu vực vùng duyên hải. Ấn Độ đã trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Mỹ, thứ hai vào Liên minh châu Âu và thứ tư vào Nhật Bản. Riêng nghề cá của Ấn Độ đóng góp 1,07% GDP quốc gia, tương đương 13 tỷ USD.

Để đạt được những thành tựu trên trong quá trình xuất khẩu thủy sản, Ấn Độ đã thực hiện nhiều chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong đó đáng chú ý là những biện pháp sau:

Phát triển thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu: Về công tác tổ

chức: Ấn Độ thành lập cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Thủy sản (Marine Products Export Developmnet Authority – MPEDA) vào năm 1972 với chức năng quản lý và giám sát tất cả các lĩnh vực trong ngành thủy sản, các tiêu chuẩn xuất khẩu, chế biến, mở rộng thị trường và đào tạo giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tìm hiểu thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tìm hiểu các yêu cầu về buôn bán và nhập các mặt hàng thiết yếu của các nước. MPEA đã thành lập hai văn phòng xúc tiến thương mại ở Nhật Bản năm 1978 và Mỹ năm 1983. Các văn phòng này liên lạc chặt chẽ với các đại sứ quán Ấn Độ sở tại, duy trì các mối quan hệ với hai quốc gia này để xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho thủy sản Ấn Độ. Việc xúc tiến xuất khẩu và quảng bá thương hiệu được đặc biệt quan tâm. Chính phủ có sự hỗ trợ đặc biệt cùng với sự tham gia tích cực và chủ động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, MPEDA cịn tiến hành một số chương trình hỗ trợ tài chính, khuyến khích, hỗ trợ các nhà chế biến và xuất khẩu sản xuất các mặt hàng theo định hướng xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phục vụ thị trường quốc tế, đưa ra các chương trình đào tạo về ni, chế biến và bảo quản thủy sản hiệu quả [11].

Các chính sách hỗ trợ: Xác định ngành thủy sản có vị trí quan trong

trong nơng nghiệp và nền kinh tế, Chính phủ Ấn Độ đã chú trọng và có các chính sách thúc đầy ngành này phát triển. Nhiều hoạt động liên quan đến sản xuất và chế biến hải sản trong khuôn khổ FDI được hưởng quy chế tự động (automatic route). Các quy định đặc biệt trong Hướng dẫn thực hiện FDI năm 2015 cho phép 100% đầu tư nước ngoài trong ngành sản xuất và chế biến hải

sản, ngoại trừ một số kiểm sốt về điều kiện về giống, mơi trường, dư lượng thuốc kháng sinh. Điều này giúp Ấn Độ có được một nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu thủy sản dồi dào và ổn định.

Bên cạnh đó, Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Thủy sản Ấn Độ – MPEDA đã có nhiều chương trình trợ giúp xây dựng hạ tầng chế biến, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, phát triển hệ thống kho đơng lạnh, trung tâm đóng gói tiên tiến. Trong năm 2015 - 2016, tổng chi cho nâng cao cơ sở tầng và giá trị gia tăng là 3,7 triệu USD. Chính phủ cũng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu bằng các biện pháp giảm thuế nhập khẩu máy, thiết bị chế biến, miễn thuế cho việc nhập nguyên phụ liệu chế biến phục vụ xuất khẩu thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 52 - 54)