Đặc điểm ngành thủy sảnViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 61 - 63)

2.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

2.1.1. Đặc điểm ngành thủy sảnViệt Nam

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, 12 đầm, phá; 112 cửa sông, lạch, trong đó có 47 cửa có độ sâu từ 1,6 – 3,0 m, dễ đưa tàu cá công suất tới 140 CV ra vào khi có thủy triều. Hệ thống 4.000 hòn đảo, đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hồng Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ an ninh Tổ Quốc.

Biển Việt Nam bao gồm: (i) vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000

km2; (ii) vùng biển đặc quyền kinh tế rộng một triệu km2. Có nhiều vũng, vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để nuôi thủy sản. Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Hòn Khoai, Thổ Chu, …. thuộc những ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình và khí tượng thủy sản, có thể chia vùng biển và dải ven biển thành 3 vùng vịnh: Vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và vùng biển Nam Bộ. Nhờ có những nét đặc trưng như vậy mà nghề thuỷ sản Việt Nam gồm cả đánh bắt và nuôi trồng đã tồn tại và phát triển từ lâu đời đến nay.

Diện tích vùng ven biển và vùng biển của Việt Nam gấp 3 lần diện tích đất liền. Trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt Nam được chia thành 4 khu vực môi trường (hay cịn gọi là vùng di trú của các lồi thủy sinh vật), đó là môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt. Với mỗi một mơi trường có nhiều

nguồn lợi thủy sản khác nhau làm cho nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Diện tích ni thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi ngọt);

Sản lượng ni 4,56 triệu tấn. Trong đó, tơm ni 950.000 tấn (tơm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tơm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tơm khác 50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn.

Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng). Sản xuất được là 79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con.

Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống.

Diện tích ni biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó ni cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tơm hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; cịn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm…đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn) (Vasep, Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, 2020).

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản, bao gồm cả khai thác và nuôi trồng. Với điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái, hệ thống các loài thủy sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Hiện tại, ở Việt Nam có 6 vùng kinh tế thủy sản trọng điểm đó là: Vùng đồng bằng sơng Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế thủy sản trọng tâm của cả

nước, là nguồn cung cấp chính nguyên liệu thủy sản để xuất khẩu, luôn chiếm trên 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước, tiếp theo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng kinh tế thủy sản lớn thứ hai của cả nước, luôn chiếm tỷ trên 20% tổng sản lượng thủy sản cả nước.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm gần 80% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 56,23% tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam, chủ yếu là sản lượng nuôi trồng thủy sản. Đây là vùng kinh tế quan trọng để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tôm sú, tôm chân trắng và các loài thủy sản nước ngọt và nước lợ khác. Hiện tại, vùng vẫn chưa sử dụng hết diện tích tối đa cho phép nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian tới, nếu vùng tiếp tục mở rộng diện tích chưa khai thác, áp dụng các mơ hình sản xuất hiệu quả, các mơ hình sản xuất sạch, ứng dụng các khoa học và công nghệ vào sản xuất sẽ trở thành nguồn nguyên liệu thủy sản chính để phục vụ sản xuất xuất khẩu, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách để đầu tư và phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản của vùng này, đặc biệt là chú trọng đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản sạch, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 61 - 63)