Nguyên tắc, nội dung, hình thức thiđua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

1.1.2 .Vai trò của thiđua, khen thưởng

1.1.4. Nguyên tắc, nội dung, hình thức thiđua, khen thưởng

1.1.4.1. Nguyên tắc, nội dung, hình thức thi đua

- Thi đua gồm có hai nguyên tắc sau:

Một là, tự nguyện, tự giác, công khai: phong trào thi đua phải động

viên, lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự giác; mọi hoạt động, nội dung tổ chức thi đua phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, cơng bằng và dân chủ.

Hai là, đồn kết, hợp tác và cùng phát triển: thi đua phải tập hợp, đoàn

kết, phát huy sức mạnh của tập thể, của từng cá nhân nỗ lực phấn đấu cùng phát triển và cùng hướng đến mục tiêu chung là hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Hình thức tổ chức thi đua gồm có thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt.

- Nội dung tổ chức phong trào thi đua bao gồm có:

+ Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua; trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể.

+ Xác định chỉ tiêu, khẩu hiệu và thời hạn thi đua. + Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua. + Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua.

+ Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

1.1.4.2. Nguyên tắc, nội dung, hình thức khen thưởng

- Khen thưởng yêu cầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một là, chính xác, cơng khai, cơng bằng, kịp thời: khen thưởng phải

đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng thành tích và tiêu chuẩn theo quy định; công khai, minh bạch; động viên khen thưởng kịp thời các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, các điển hình tiên tiến, thành tích đột xuất, chun đề.

Hai là, hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; khơng tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được: khen thưởng

phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, khơng nhất thiết khen thưởng lần sau phải cao hơn khen thưởng lần trước; mỗi thành tích đạt được chỉ được đề nghị khen thưởng một lần; thành tích khen thưởng chuyên đề, đột xuất khơng tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Ba là, bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng: khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được

giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi

ích vật chất: song song với việc tơn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân có

thành tích được khen là việc khuyến khích lợi ích vật chất tương ứng, để tạo động lực thúc đẩy các cá nhân phấn đấu, rèn luyện và hăng say lao động, cống hiến cho xã hội.

Năm là, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng: khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa

chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chực vụ để xét lhen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.

- Căn cứ để xét thưởng đó là tiêu chuẩn khen thưởng; phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích và trách nhiệm hồn cảnh cụ thể lập được thành tích.

- Theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, hiện nay nước ta có 6 loại hình khen thưởng gồm: khen thưởng theo cơng trạng và thành tích đạt được; khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề); khen thưởng đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn và khen thưởng đối ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)