Đặc điểm của Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

1.1.2 .Vai trò của thiđua, khen thưởng

1.2. Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

1.2.2. Đặc điểm của Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

Trong ngành, lĩnh vực cụ thể, chủ thể công tác là cơ quan thực hiện chức năng thực hiện các cấp thuộc ngành, lĩnh vực đó. Ví dụ, trong ngành Giáo dục, chủ thểcông tác phong trào thi đua là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công tác TĐKT của tồn ngành; Sở GD&ĐT cơng tác TĐKT của các cơ sở giáo dục thuộc thành phố, thành phố; Phịng GD&ĐT cơng tác TĐKT của các cơ sở giáo dục thuộc huyện, thị xã.

Mục tiêu của công tác TĐKT như sau:

- Phát huy vai trò, tác dụng của động lực làm việc đối với người lao động.

- Giúp người lao động gắn bó với tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất;

- Góp phần vào phong trào thi đua chung của cả nước, tạo khí thế lao động sản xuất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong ngành Giáo dục, công tác TĐKT là một nội dung quan trọng đối với các cấp.

- Áp dụng, triển khai quy chế, quy định của công tác TĐKT - Tổ chức bộ máy công tác TĐKT

- Huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trị của cơng tác TĐKT

- Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật trong TĐKT.

Như vậy, cơng tác TĐKT gắn với việc áp dụng các chính sách chung về TĐKT, thiết lập đội ngũ giám sát và thực hiện đồng thời việc tạo lập và huy động các nguồn lực cho công tác TĐKT.

Trong ngành giáo dục, có một điều khơng thể phủ nhận rằng, nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới có thể khác nhau về trình độ, phương pháp và cách tiếp cận nhưng tất cả đều gặp nhau ở cùng một điểm, đó là sự đề cao vai trị của người giáo viên. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện công tác giáo dục và đào tạo, truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển dam mê và giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong tình hình mới, khi yêu cầu đổi mới trong giáo dục và đào tạo được đặt ra thì trách nhiệm của người cán bộ và giáo viên lại càng cao. Và hơn bao giờ hết, công tác TĐKT là một đòi hỏi cần thiết bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới, việc bắt kịp những tiến bộ của thời đại, đẩy lùi sự cổ hủ, lạc hậu địi hỏi cần phải có sự đối mới đồng bộ trong mọi mặt của đất nước, trong đó, việc tạo sự động viên, khuyến khích cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đội ngũ cán bộ giáo viên thông qua công tác TĐKT là một điều cần thiết.

Thứ hai, quá trình hội nhập tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận với văn minh nhân loại dễ dàng hơn.Công tác TĐKT giúp cán bộ giáo viên có động lực tìm kiếm, khai thác những kiến thức mới, những phương pháp giảng

dạy mới, phù hợp để có thể áp dụng vào chính cơng việc của mình, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

Thứ ba, công tác TĐKT trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cụ thể: nhận thức của cán bộ giáo viên về TĐKT trong điều kiện hiện nay còn chưa đầy đủ và sâu sắc; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT còn chưa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời; việc tổ chức các phong trào thi đua còn chưa đồng đều, một số co sở giáo dục cịn mang tính hình thức nên kết quả thực tế chưa phản ánh được chất lượng giáo dục thực sự.

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. [16]

Theo khái niệm về công tác TĐKT của ngành GD&ĐT, Phòng GD&ĐT là một chủ thể quản lý thực hiện công tác TĐKT của ngành GD&ĐT cấp huyện.

Vai trò của Phòng GD&ĐT thể hiện như sau:

Thứ nhất, là cơ quan triển khai thực hiện các quyết định của Sở GD&ĐT tới các cơ sở giáo dục thuộc huyện, thị xã. Nói cách khác, Phịng GD&ĐT là cơ quan trung gian trong việc tiếp nhận các văn bản, quy định, chính sách về cơng tác TĐKT của toàn thành phố, thành phố tới các cơ sở giáo dục.

Thứ hai, Phòng GD&ĐT là chủ thể xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, ban hành các chương trình, chính sách, quy định, cơ chế của cơng tác TĐKT đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; qua đó tạo ra đuờng huớng chung cho các công tác TĐKT của các cơ sở giáo dục thuộc huyện.

Thứ ba, Phòng GD&ĐT là chủ thể thực hiện công tác phối họp, phân bổ các nguồn lực, hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện công tác TĐKT đạt được kết quả cao nhất.

Thứ tư, Phòng GD&ĐT là cơ quan tiến hành theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả của các cơng tác TĐKT, qua đó đề ra phương án cải tiến, đổi mới, hồn thiện cơng tác cơng tác TĐKT TĐKT theo hướng tạo động lực cho cán bộ giáo viên trong ngành.

Với những vai trò to lớn như vậy, Phòng GD&ĐT cần nghiên cứu các mục tiêu phát triển của ngành, mục tiêu phát triển KTXH của địa phương và của cả nước, rà soát điều kiện nguồn lực trong các cơ sở GD&ĐT thuộc phạm vi Phịng quản lý để có phương pháp, nội dung, cách thức thực hiện công tác TĐKT tốt nhất cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)