Vị trí, vai trị của cơng tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

1.1.2 .Vai trò của thiđua, khen thưởng

1.2. Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

1.2.3. Vị trí, vai trị của cơng tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

TĐKT là biện pháp tồ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”.

TĐKT là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào trong ngành giáo dục, phát huy sức mạnh tống hợp, động viên, cố vũ cán bộ giáo viên nhân viên thi đua học tập, giảng dạy tốt góp phần to lớn vào cơng cuộc phát triển đổi mới ngành giáo dục và đào tạo.

TĐKT là một công cụ để quản lý cơ quan bởi mọi công việc suy cho cùng đều do cán bộ, giáo viên và các tổ chức cơ sở thực hiện, vậy ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cái xấu, tiêu cực.

TĐKT là biện pháp cần thiết để xây dựng con người mới, phát triển toàn diện. TĐKT có nhiệm vụ phát huy mọi nguồn lực, góp phần nâng cao năng lực và trình độ khoa học cơng nghệ, gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước.

Một xã hội văn minh tiến bộ là xã hội hóa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, đề cao khen thưởng. Ngược lại, xã hội khơng có hoặc khơng đề cao thi đua, khen thưởng tức là xã hội tụt hậu,kém phát triển. Khen thưởng là để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội khen thưởng để hạn chế bớt đi tiêu cực, làm cho xã hội tốt đẹp hơn và nhân văn hơn. Một môi trường xã hội tốt đẹp là một môi trường khen thường nhiều hơn trách và phạt.

* Vai trò của thi đua

Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bổn phận của nguời Việt Nam, bất kỳ sỹ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau... Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, trai gái, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận, quân sự, kinh tế, chính trị, văn hố” [27]. Mục đích của thi đua ái quốc là nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân, toàn dân đủ ăn mặc; toàn dân biết đọc, biết viết; toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt giặc ngoại xâm, toàn quốc sẽ thống nhất, độc lập hồn tồn.

Nhờ có thi đua, các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội của các ngành, các cấp, của đất nước đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đối với ngành Giáo dục, mà cụ thể là trong các trường học, thi đua trong nhà trường là phong trào để mọi thành viên nhà trường đem hết khả năng của mình cùng thúc đẩy lẫn nhau để dạy tốt và học tốt. Các phong trào thi đua như “Dạy tốt - Học tốt”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” hay cuộc vận động

“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”... đã giúp cho ngành Giáo dục ngày càng củng cố được chất lượng giáo dục, qua đó đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.

Thi đua trong giáo dục giúp đội ngũ cán bộ nhà giáo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong hoạt động chăm sóc, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ - nhân lực tương lai của đất nước. Từ đó, đội ngũ cán bộ, nhà giáo sẽ nỗ lực, tích cực trong cơng tác nghiên cứu, biên soạn, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục mới trong bài giảng.

Đối với học sinh, việc nhà trường tổ chức các phong trào thi đua giúp các em có thêm sự nỗ lực, hăng say trong học tập, lao động. Có sự hiểu biết hơn về các hoạt động xã hội, qua đó rèn luyện cho các em tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, thái độ hăng hái trong việc thực hiện các mục tiêu học tập và rèn luyện bản thân.

* Vai trò của khen thưởng

Trong giai đoạn hiện nay cùng với thi đua, khen thưởng giữ một vị trí, vai trịquan trọng trong đời sống xã hội, khen thưởng là sự động viên, biểu dương, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân, đồng thời xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh tổ quốc.

Hiện nay, công tác khen thưởng đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn và luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Khen thưởng thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu ... Qua khen thưởng đã xuất hiện bao tấm gương tập thể, cá nhân anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua trong 2 cuộc kháng chiến và bao tấm gương điển hình, tiên tiến “Người tốt, việc tốt” ... Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, khen thưởng còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống mới, nền văn hố mới, con người mới hồn chỉnh và tốt hơn.

Khen thưởng là hình thức ghi nhận kết quả, thành tích của cá nhân, của tập thể. Do vậy, cá nhân, tập thể được khen thưởng sẽ thấy vinh dự, tự hào và cảm thấy được tơn trọng, thấy cơng sức mình đóng góp được ghi nhận, đền đáp. Qua đó, họ thấy u cơng việc của mình hơn, tin tưởng với tổ chức và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.

Khen thưởng bằng hình thức là giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận... góp phần gia tăng “giá trị” cho cá nhân, tập thể. Đối với cá nhân, đó là các thành tích, là bằng chứng ghi nhận hiệu quả lao động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với tập thể, tổ chức, các thành tích được ghi nhận từ khen thưởng sẽ giúp cho cộng đồng đánh giá cao hơn về tập thể, tổ chức đó. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh hay các hoạt động khác của tổ chức sẽ được thực hiện thuận lợi hơn.

* Mối quan hệ mật thiết giữa thi đua và khen thưởng, thi đua khen thưởng

Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau.Thi đua là cơ sở của khen thưởng, tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết quả khen thưởng cao.Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng động viên cho mùa thi đua sau đạt kết quả cao hơn. Do vậy không coi nhẹ khen thưởng trong thi đua, ngược lại khơng có thi đua thì khơng có căn cứ đánh giá thành tích khen thưởng.

Thi đua và khen thường cũng độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau; không phải tất cả các hình thức khen thưởng đều xuất phát từ thi đua như: khen đột xuất, khen thưởng người có q trình lâu dài trong co quan, tổ chức đoàn thể... Ngược lại, khi tham gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng mà cá nhân, tổ chức hướng tới là kết quả trong thực hiện cơng việc của mình, chứ khơng phải là để được khen thưởng, tôn vinh.

Cơng tác thi đua - khen thưởng có vị trí, ý nghĩa, vai trị quan trọng, là biện pháp để người quản lý thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, chính trị của cơ

quan nhằm khuyến khích, động viên mọi người hăng hái lập thành tích trong thực hiện nhiệm vụ.

Mục đích của việc thi đua - khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan đề ra.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cồng tác thi đua khen thưởng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “cơng việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”

Tóm lại mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng có thể hiểu:

Một là, khen thưởng là đánh giá kết quả của thi đua và là nhân tốthúc đẩyphong trào thi đua phát triển;

Hai là, khen thưởng phải gắn với thực hành phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ chính trị của đất nước, từng địa phương, từng đơn vị;

Ba là, khen thưởng đúng kịp thời sẽ thúc đẩy, mở đường cho phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực;

Bốn là, thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ và là cơ sở cho việc khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)