Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)

1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng

2.3. Đánh giá thực trạng công tác về thiđua, khen thưởng trong Giáodục và

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại

Công tác thi đua ở một số đơn vị còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức, nặng về khen thưởng định kỳ dẫn đến việc khen thưởng chưa đánh giá đúng thực chất, chưa khuyến khích, động viên CC, VC, NLD. Công tác thi đua chưa thực sự chuyển biến theo yêu cầu đổi mới của ngành.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc trong công tác TĐKT của ngành GD&ĐT của huyện Thanh Trì. Trong thời gian vừa qua, dù các quy chế, quy định hướng dẫn quản lý và thực hiện công tác TĐKT được Phòng GD&ĐT thực hiện tốt, bài bản, tuy nhiên việc phối họp trong công tác định hướng, tham gia chỉ đạo, kiểm soát với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự sâu sắc, chặt chẽ. Điều này dẫn đến có nhiêu phong trào cịn mang tính hình thức hoặc “áp đặt” thành tích đơi với cơ sở giáo dục, giảm động lực làm việc của đội ngũ cán bộ giáo viên.

Vẫn còn một số cán bộ, giáo viên, nhân viên còn tâm lý “mặc kệ”, khơng nhiệt tình tham gia, tham gia mang tính hình thức hoặc tham gia theo kiểu “đánh trống ghi tên” đối với các phong trào thi đua. Điều này dẫn đến kết quả kiểm tra, đánh giá cơng tác TĐKT trong ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì bị sai lệch.Chưa thực hiện tốt mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, nhiều đơn vị còn xem nhẹ phong trào thi đua, nặng về tổng kết khen thưởng; phương châm làm công tác thi đua, khen thưởng theo nội dung các văn bản

hướng dẫn, chưa thực hiện hiệu quả, chưa có những giải pháp đột phá mới về công tác thi đua, khen thưởng.

Nội dung, biện pháp, hình thức thi đua ở một số đơn vị chậm đổi mới, phong trào thi đua có biểu hiện theo lối mịn, rập khn, thiếu tính sáng tạonên hiệu quả chưa cao. Phong trào thi đua giữa các trường chưa đồng đều, chưa toàn diện, chưa rộng khắp, chưa thường xuyên phát động, một số nội dung còn chung chung, thiếu những chỉ tiêu và giải pháp cụ thể.

Việc ký kết thi đua khối đơi lúc cịn chậm. Nội dung hoạt động thi đuamột số khối thi đua chưa đa dạng, chưa quan tâm đến việc giải quyết những khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là những nhiệm vụ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một số trường khối thiđua thiếu tính năng động, chậm đổi mới trong tổ chức điều hành các hoạt động thi đua.Sự quan tâm của thành viên hội đồng bộ môn đến hoạt động chuyên môn trong các khối thi đua đôi lúc chưa đồng bộ, đầy đủ.Từ đó, chất lượng hoạt động thi đua khối chưa cao, chưa tạo động lực để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Việc tổ chức họp thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng ở một số đơn vị chưa được thực hiện tốt, đôi lúc chưa đảm bảo đúng người, đúng việc. Danh hiệu và hình thức khen thưởng cao chủ yếu là cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn; số lượng khen thưởng giáo viên trực tiếp giảng dạy ít so với tỷ lệ cán bộ quản lý. Ngồi ra, nhân viên phục vụ lại ít được quan tâm khen thưởng,...

Các cơ chế, chính sách về TĐKT của ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì cịn chưa thực sự phù họp với điều kiện thực tế của các cơ sở đào tạo. Một số phong trào, cuộc vận động trong ngành GD&ĐT của huyện được “bê nguyên” cả nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện dẫn đến tình trạng lo lắng, bế tắc khi thực hiện phong trào của các cơ sở giáo dục.

Một số phong trào thi đua được phát động tổ chức thực hiện nhưng thiếu kiểm tra, đánh giá, đôi lúc chỉ dừng lại ở việc phát động.Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, công tác khen thưởng đơi lúc cịn sơ sài, thiếu kiểm tra, đơn đốc, từ đó, phong trào thi đua chưa mang lại hiệu quả thiết thực, chưa có tác động thúc đẩy cá nhân, tập thể hoàn thành nhiệm vụ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Tại Phịng GD&ĐT chỉ có 01 cán bộ chuyên trách thực hiện theo dõi và thống kê công tác TĐKT của các cơ sở giáo dục do Phịng GD&ĐT nên cơng việc gần như quá tải. Việc phối hợp với các cán bộ, chuyên viên khác gặp khó khăn do khơng “quen” việc.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Vẫn còn một số cấp ủy Đảng, Thủ trưởng đơn vị nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng về vị trí, vai trị của công tác thi đua, khen thưởng; chưa quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị vềviệc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều phong trào thi đua còn thiếu cơ chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng còn hạn chế, chưa thực sự lan tỏa trong phòng Giáo dục và Đào tạo tại huyện Thanh Trì. Việc tuyên truyền giới thiệu gương “Người tốt, việc tốt”, gương điển hình tiên tiến cịn ít so với u cầu nhiệm vụ đặt ra; đây chính là ngun nhân trọng tâm làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến phong trào thi đua, khen thưởng của ngành.

Bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu và yếu. Việc kiện tồn tổ chức bộ máy cịn chậm. Cán bộ thi đua ở tất cả các cơ sở giáo dục đều là kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng công tác.

Việc phân cấp quản lý theo chiều dọc vẫn đang được thực hiện trong ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì. Các cơng tác, hoạt động về chun mơn

hay có liên quan đến giáo dục và đào tạo đều do chỉ thị từ các cấp quản lý đến cấp cơ sở. ƯBND, các cấp uỷ đảng chỉ thực hiện công tác thanh tra khi thực sự cần thiết.

Nguồn lực tài chính dành cho các hoạt động TĐKT, các phong trào không nhiều nên chưa tạo được động lực khích lệ cho đội ngũ CBGVNV các trường.

Cơng tác tổng kết, đánh giá thực hiện các phong trào do Phịng GD&ĐT triển khai cịn mang tính hình thức, vẫn có sự nâng đỡ các cơ sở giáo dục hoặc đôi khi đưa ra yêu cầu khắt khe đối với thực tế các đơn vị nên phần nào ảnh hường đến hiệu quả thực sự của phong trào thi đua.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì cho thấy: tập thể CBGVNV tại các cơ sở giáo dục đều có cố gắng để đạt đuợc những kết quả tốt nhất trong việc thực hiện các phong trào thi đua do ngành GD&ĐT huyện phát động.

Kết quả đánh giá cũng chỉ rõ: Công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của hoạt động TĐKT, của các phong trào thi đua giúp nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia phong trào thi đua; Các quy chế, quy định huớng dẫn quản lý hoạt động TĐKT trong ngành GD&ĐT đảm bảo hiệu lực pháp lý, có tính đầy đủ về nội dung và hình thức; Tổ chức bộ máy quản lý công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT tuơng đối hợp lý, khoa học. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên trong Hội đồng TĐKT phịng GD&ĐT có trình độ cao, có kinh nghiệm cơng tác nên việc triển khai, thanh tra, kiểm sốt cơng tác TĐKT có nhiều thuận lợi; Việc huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trò của cơng tác TĐKT tuơng đối hiệu quả. Khuyến khích đuợc sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ CBGVNV tại các cơ sở giáo dục và có một phần ngân sách thực hiện động viên, khen thưởng, khích lệ tinh thần của đội ngũ CBGVNV.

Trong chương này, cũng chỉ rõ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì gồm: quy định và chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành về công tác TĐKT; công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động TĐKT; đội ngũ CBGVNV thực hiện hoạt động TĐKT và các yếu tố khác. Việc chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng góp phần định hướng biện pháp áp dụng cho công tác TĐKT của ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì được hiệu quảhơn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI ĐUA,KHEN THƯỞNG TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TẠI HUYỆN THANH TRÌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)