1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng
3.4. Đổi mới công tác thiđua, khen thưởng
3.4.1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phongtrào thiđua
Một là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới cơng tác thi đua, khen thưởng, cụ thể: “Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng: Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi
đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời” [8, tr.2].
Nội dung các phong trào thi đua phải bám sát việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, của đơn vị và với từng giai đoạn cụ thể, từng năm học cụ thể. Thi đua phải thường xuyên, liên tục và tạo được động lực phát triển của mỗi cá nhân, của mỗi tập thể. Mỗi phong trào thi đua phải có các tiêu chí thi đua cụ thể với nhiều mức phấn đấu phù hợp với điều kiện thực tế ở từng cơ sở giáo dục và từng giai đoạn phát triển. Có như thế, việc thực hiện phong trào thi đua ngày càng được đi vào chiều sâu và có hiệu quả, tránh triển khai thực hiện phong trào thi đua hình thức, tổ chức tuyên truyền thì hăng hái thực hiện, nhưng sau một thời gian, khơng được kiểm tra, giám sát thì phong trào đó bị buông lỏng, khơng mang lại lợi ích cho xãhội, cho học sinh và cho nhà trường. Cùng với việc phát động phong trào thi đua từng năm học, từng giai đoạn, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì và các đơn vị, các cơ sở giáo dục căn cứ vào nhiệm vụ năm học, các cấp phát động phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề trong ngành, tại đơn vị mình để giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách và đánh giá, rà soát những phong trào thi đua cịn hình thức, chưa có tác dụng thiết thực để từ đó từng đơn vị, các cơ sở giáo dục điều chỉnh lại cho phù hợp với mục đích và ý nghĩa của phong trào thi đua trong tình hình hiện nay.
Hai là, thủ trưởng đơn vị, cơ sở giáo dục khi phát động, triển khai các phong trào thi đua phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức phong trào. Trong đó, nội dung quan trọng nhất để tổ chức phong trào hiện nay là bám sát nhiệm vụ từng năm học, mục tiêu của ngành là “Dạy tốt - Học tốt” đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách
nhiệm của mỗi CC, VC, NLĐ, chống lại những biểu hiện tiêu cực, buông lỏng, không quan tâm đến phong trào thi đua.
Gắn kết các phong trào thi đua với việc: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) gắn với Nghị quyết Trung ương IV (khóa XI) để tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ln được biểu hiện và sống mãi qua các phong trào thi đua yêu nước, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, thi đua trở thành thiết thực, đúng với mục đích, yêu cầu nhiệm vụ của phong trào thi đua, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” [10, tr.1].
Ba là, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục khi phát động, triển khai phongtrào thi đua cần xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Phong trào thi đua phải gắn chặt với nhiệm vụ năm học và phải thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong thi đua.
Bốn là, thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình. Tiếp tục tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, làm chuyển biến nhận thức của CC, VC, NLĐ về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Thủ trưởng đơn vị phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy cho của CC, VC, NLĐ tại đơn vị mình, tăng cường vai trị của Đảng và Nhà nước đối với quá trình đổi mới thi đua, khen thưởng. Xác định khâu tư tưởng, nhận thức là then chốt, là cơ sở
truyền để toàn thể CC, VC, NLĐ nhận thức được lợi ích của thi đua, tránh buông lỏng, không quan tâm đến công tác đăng ký thi đua và kết quả khen thưởng, đẩy lùi những biểu hiện tư tưởng tiêu cực trong việc thực hiện phong trào thi đua; cần làm cho mọi người nhận thức đúng đắn và tham gia tích cực phong trào thi đua, thực sự coi công tác thi đua, khen thưởng là động lực cách mạng để thực hiện nhiệm vụ chính trị và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới.
Năm là, tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” gắn với nội dung, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Thành phố ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì cần xác định rõ vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng trong việc khích lệ, động viên đội ngũ CC, VC, NLĐ, học sinh, sinh viên trong toàn ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong thời gian tới, ngành cần tiếp tục thực hiện phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo với các hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, … trong đó cần lồng ghép tư tưởng, nội dung của các phong trào thi đua, cuộc vận động nhằm hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động cụ thể theo từng năm học.
Phong trào thi đua phải xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm thực tiễn của các cơ sở giáo dục. Phong trào thi đua phải được tổ chức phát động với những hình thức sơi động, hấp dẫn, thu hút được toàn thể CC, VC, NLĐ và học sinh, sinh viên tích cực tham gia. Đồng thời, cần phải thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc,
kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; thông qua các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước.
Phát động phong trào thi đua thường xuyên kết hợp với phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để hướng phong trào thi đua vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, của từng đơn vị, từng cá nhân, đồng thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc của từng cơ sở giáo dục trong việc thực hiện phong trào thi đua, tránh phát động theo hình thức, chưa có tác dụng thiết thực [29, tr.4].
Các phong trào thi đua chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Cơng tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 4 khâu quan trọng trong quá trình thựchiện: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến. Từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mơ hình mới, nhân tố mới trong từng năm học và trong từng giai đoạn, có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo phong trào thi đua mà có kế hoạch thực hiện cụ thể; cần lựa chọn được các điển hình thật sự tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng trong toàn xã hội nói chung và trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì nói riêng [8, tr.2].
Tổ chức thi đua cùng các điển hình tiên tiến để các phong trào thi đua thực sự phát huy tác dụng, đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. Đây là nội dung mới trong phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay, qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước của các cơ sở giáo dục, tránh hiện tượng tổ chức phát động phong trào hình thức, phát động khơng hiệu quả. Các điển hình tiên tiến phải thực sự tiêu
dương thật sự là những tập thể, cá nhân xứng đáng, được mọi người học hỏi và tôn vinh.
Sáu là, việc thực hiện tốt phong trào thi đua nghĩa là cần phải tuân thủ theo đúng quy trình, các bước tiến hành như: xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung, thang điểm, phát động, tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết tổng kết và tiến hành khen thưởng. Như vậy, đối tượng thi đua sẽ nắm được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của phong trào thi đua để từ đó định hướng cho hành động cụ thể của mỗi tập thể và của từng cá nhân. Khi mỗi cá nhân, tập thể xác định được trách nhiệm của mình trong phong trào thi đua, sẽ tạo ra khí thế thi đua sơi nổi, hào hứng; phát hiện những gương điển hình tiên tiến mới, những nhân tố mới, cùng với tập thể phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,việc tổng kết phong trào thi đua, bình chọn và xét khen thưởng là việc làm cần thiết và phải tiến hành đảm bảo kịp thời, chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan. Các tập thể, cá nhân được khen thưởng phải thực sự là hạt nhân nịng cốt, điển hình trong phong trào thi đua. Những tập thể và cá nhân khi nhận thưởng cảm thấy được trân trọng và vinh dự, từ đó phát huy tính tích cực trong cơng việc được giao.