Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 92 - 94)

1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng

3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

Công tác Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là sự lãnh đạo của Đảng, nó bắt nguồn từ hệ thống chính trị ở nước ta đó là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Chỉ thị số 35/CT-TW, cũng đã nêu rõ: “Trong những năm gần đây sự lãnh đạo của Đảng đối với các phong trào thi đua bị buông lỏng. Công tác thi đua chưa thật sự trở thành động lực mạnh mẽ động viên phong trào cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ đất nước, khen thưởng chưa gắn chặt với thi đua. Đối tượng, tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng và chế độ kèm theo chậm được đổi mới làm giảm tác dụng và ý nghĩa to lớn của công tác này”.

Để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì đối với cơng tác thi đua, khen thưởng, cần thực hiện nghiêm túc các nội dung cơ bản sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đối với công tác thi đua, khen thưởng; Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; gắn trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền và các đồn thể, trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu quan tâm tốt công tác thi đua, khen thưởng thì chắc chắn rằng cơng tác thi đua, khen thưởng của

ứngđược mục đích của cơng tác thi đua, khen thưởng nó sẽ trở thành địn bẩy thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì trong tình hình mới.

Hai là, để phong trào thi đua triển khai một cách hiệu quả, thiết thực, thường xuyên, liên tục, cần có sự lãnh đạo thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đảm bảo thi đua trở thành động lực thúc đẩy phong trào dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Cần tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Qua đó, CC, VC, NLĐ trong tồn ngành nhận thức được mục đích, vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cơng tác thi đua, khen thưởng. Có nhận thức đúng đắn mới có hành động đúng đắn. Từ đó, kết quả chất lượng giáo dục được giữ vững, ổn định và phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nhận thức của mỗi người về công tác thi đua, khen thưởng là yếu tố quan trọng để thực hiện các phong trào thi đua, để mọi người hăng hái, tích cực tham gia phong trào thi đua, phong trào thi đua nó mới trở thành thiết thực và có tác dụng tích cực gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao là công tác giáo dục và đào tạo.

Ba là, cấp ủy, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục trong ngành Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các cơ sở giáo dục cần phải phát huy tích cực vai trò tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân trong các phong trào thi đua, “Dạy tốt - Học tốt” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, tránh phơ trương phong trào, hình thức. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ln có ý thức khắc phục những biểu hiện buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng; chỉ đạo trong công tác thi đua, khen thưởng cần phải có nghệ thuật, nghệ thuật là lơi cuốn, động viên tập thể, cá nhân tại đơn vị mình tích cực tham gia phong trào thi đua, tạo sự đoàn kết tại đơn vị, đưa tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đảng ta đã nói cụ thể hơn về vai trị lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước với phong trào thi đua yêu nước: “Các cấp ủy, tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở” [1, tr.1].

Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đầy đủ Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị và Kết luận số 83-KL/TW, ngày 03/8/2010 của Ban Bí thư khóa X “về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến” [2, tr.2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 92 - 94)