1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng
2.2. Thực trạng công tác thiđua, khen thưởng ngành Giáodục trên địa bàn tạ
2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thựchiện các quy
Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, Huyện đã tổ chức tuyên truyền, triển khai, phổ biến, hướng dẫn đến các cơ sở giáo dục khi có văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương về công tác thi đua, khen thưởng.
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục cụ thể hóa các tiêu chí, quy chế hoạt động thi đua khối nhằm mục đích phù hợp với tình hình thực tế tại trường học, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, sáng tạo trong dạy và
năm học cho phù hợp với thời điểm thực hiện của phong trào thi đua. Bên cạnh đó, phịng Nội vụ cịn hướng dẫn các đơn vị lập lộ trình thi đua cho tập thể và cá nhân, để từ đó tập thể và cá nhân phấn đấu đạt được danh hiệu thi đua, được biểu dương, khen thưởng kịp thời xứng đáng với sự nỗ lực, phấn đấu của hội đồng sư phạm cũng như những cá nhân có thành tích xuất sắc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác Công tác thi đua, khen thưởng trong huyện đối với các cơ sở giáo dục cịn bng lỏng, chưa được quan tâm chặt chẽ, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn còn nhiều hạn chế; việc tổ chức hướng dẫn khi có văn bản quy phạm pháp luật mới về thi đua, khen thưởng chưa được kịp thời, chủ yếu hướng dẫn bằng văn bản, ít được tổ chức tập huấn cho CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng tại các cơ sở giáo dục. Do đó, việc tổ chức, triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục còn nhiều lúng túng, công tác tham mưu thực hiện phong trào thi đua cịn hạn chế, chưa có sáng kiến, giải pháp mới, phong trào thi đua chưa được sôi nổi, phong phú và đa dạng.
2.2.4. Huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng
Đối với ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì hiện nay ln coi trọng việc huy động và quản lý các nguôn lực để phát huy vai trị của cơng tác TĐKT.
Các nguồn lực chủ yếu tham gia thực hiện công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT huyện gồm:
- Đội ngũ CBGVNV và học sinh thuộc các cơ sở giáo dục. - Kinh phí cho cơng tác TĐKT.
Mỗi phong trào thi đua được phát động, 100% các cơ sở giáo dục thuộc Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì quản lý đều tích cực hưởng ứng và thực hiện.
Hàng năm từ cấp huyện đến cơ sở đều dự trù kinh phí cho cơng tác TĐKT, đồng thời huy động các nguồn lực tạo sức mạnh trong các phong trào thi đua; thực hiện khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
- Phịng GD&ĐT huyện ln nỗ lực thực hiện công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của các phong trào thi đua đến các co sở giáo dục
- Thực hiện phát động các nội dung của các phong trào thi đua đảm bảo sự đa dạng, phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ sở giáo dục
- Công tác kiểm tra, giám sát công tác TĐKT được thực hiện đều đặn giúp các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả hơn các phong trào thi đua.
Tuy nhiên, hiện nay, nguồn lực tài chính dành cho các cơng tác TĐKT, các phong trào không nhiều nên thực sự chưa tạo được động lực khích lệ cho đội ngũ CBGVNV các trường. Ví dụ, khen thưởng cho giáo viên đạt danh hiệu giáo viên đạt giải Nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện là 1.000.000 đồng; giải Nhì là 700.000 đồng; giải Ba là 500.000 đồng.
Do vậy trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT huyện cần huy động thêm sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngồi ngành nhằm đa dạng hố nguồn lực thực hiện công tác TĐKT, đồng thời phát huy được ý nghĩa tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBGVNV ngành giáo dục.
2.2.5. Công tác sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng
Để phong trào thi đua đạt hiệu quả, thì trong quá trình tổ chức và thực hiện phong trào thi đua phải tiến hành sơ kết, tổng kết, thực hiện tốt việc khen và thưởng. Qua đó, để đánh giá lại phong trào thi đua trong từng năm học, trong từng giai đoạn, rút ra được kinh nghiệm để có giải pháp cho phong trào thi đua cho những năm sau; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những thành tích xuất sắc của tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện phong trào, cũng như khen thưởng thường niên.
Trong thi đua, nếu việc xác định đúng mục đích, kế hoạch, nhiệm vụ, đối tượng của mỗi phong trào thi đua, mỗi giai đoạn thi đua thì việc sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực cho phong trào thi đua tại đơn vị, cơ sở giáo dục. Qua tổng kết, đánh giá được những kết quả đã đạt được, đưa ra những mặt còn tồn tại, hạn chế từ đó có hướng khắc phục, rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt để bồi dưỡng, nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến, đồng thời phát hiện gương người tốt, việc tốt để đề xuất khen thưởng kịp thời. Thực tế cho thấy, nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục chưa coi trọng công tác sơ, tổng kết; chưa đầu tư đúng mức cho phong trào thi đua.
Khi tiến hành đánh giá sơ, tổng kết phong trào thi đua, cần coi trọng việc phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt hoặc các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, thành tích đột xuất để động viên khen thưởng kịp thời, đồng thời nêu gương, giáo dục và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Quan tâm khen thưởng cho đối tượng là những giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, những người có thành tích xuất sắc, khen thưởng cần đúng người, đúng việc mới thể hiện được tinh thần thi đua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những bất cập, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phong trào thi đua.
Huyện Thanh Trì đã tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 3/6/1998, Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2014 về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến và đồng thời tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua giai đoạn 2015 - 2020.
Hàng năm, phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết phong trào thi đua trong dịp tổng kết năm học, Tết Nhà giáo, nhằm biểu dương, tôn vinh, tri ân, khen thưởng những tập thể, cá nhân, thầy giáo, cơ giáo có thành tích xuất sắc.
Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong một năm học, một giai đoạn của phong trào thi đua chưa hiệu quả, chưa thực sự nghiêm túc.Nhiều cơ sở giáo dục thực hiện việc sơ kết, tổng kết cơng tác thi đua, khen thưởng cịn mang tính thủ tục. Nói chung, phong trào thi đua không đồng đềugiữa các trường, đơn vị; các đơn vị còn lúng túng trong việc tổ chức thi đua, khen thưởng, phát động phong trào thi đua chưa hiệu quả, một số nơi cịn bng lỏng phong trào thi đua,…
Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa đáp ứng được yêu cầu theo nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị khóa XI “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Cơng tác tổng kết, sơ kết Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện đến các cơ sở giáo dục trong thời gian qua cịn mang tính hình thức, chưa dám mạnh dạn đánh giá những hạn chế, bất cập trong thời gian qua để từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện tốt phong trào thi đua trong thời gian tới.
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việcthực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm giải quyết kịp thời, công bằng trong công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời tạo niềm tin cho CC, VC, NLĐ trong ngành vào đường lối
phong trào thi đua và đảm bảo sự khách quan, khen thưởng đúng người, đúng thành tích, xứng đáng khi được biểu dương, tơn vinh, suy tôn.
Việc thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật trong công tác TĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì rất được quan tâm thực hiện. Đây là công tác nhằm xem xét, đánh giá thực trạng triển khai công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT, đồng thời, qua mỗi đợt thành tra, các CBQL phòng GD&ĐT, các CBQL tại các cơ sở giáo dục sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn các phong trào thi đua trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua, công tác Công tác thi đua khen thưởng đối với cơng tác thanh tra, kiểm tra cịn hạn chế, chủ yếu là khi có đơn thư, khiếu nại tố cáo về cơng tác thi đua, khen thưởng thì mới thanh tra, kiểm tra. Công tác quản lý nhà nước gặp nhiềubất cập là khi đã tổ chức trao thưởng, vinh danh thì mới nhận được đơn thư, khiếu nại tố cáo,...
Trong những năm học qua (2017 - 2018 đến năm học 2019 - 2020), có 6 đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng với những nội dung chủ yếu sau: Thực hiện khơng đúng quy trình khen thưởng, tổ chức bình xét chưa được khách quan, khen thưởng cịn mang tính thiên vị, thiếu cơng bằng, chủ yếu khen thưởng danh hiệu cao là cán bộ quản lý hoặc cá nhân trong Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; quy trình xét thi đua, không đăng ký danh hiệu thi đua nhưng đề nghị xét khen thưởng.
Hàng năm, các cơ quan quản lý trong ngành GD&ĐT tồ chức các cuộc thanh tra tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm theo dõi, đánh giá về tình hình thực hiện các phong trào thi đua. Năm 2017, thực hiện 24 cuộc thanh tra, năm 2018 là 28 cuộc và năm 2019 là 29 cuộc. Năm 2018 và 2019 có sự tăng lên về số lượng các cuộc thanh tra, kiểm soát là do trong giai đoạn này, ngành GD&ĐT nói chung và ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì có phát động thêm cuộc vận động đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp quản lý và do vậy, cần có thêm sự quản lý sát sao đối với phong trào thi đua này
Trong thời gian qua, công tác Công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế: chưa thường xuyên, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghiêm túc công tác thi đua, khen thưởng; chưa mạnh dạn quyết liệt giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Do đó, trong thời gian tới cần được thay đổi cách quản lý là đảm bảo việc khi đua theo nguyên tắc công bằng, kịp thời, khen thưởng đúng người, đúng việc; khắc phục đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng; tạo sự đoàn kết trong tập thể của hội đồng sư phạm nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thành phố.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác về thi đua, khen thưởng trong Giáo dục và Đào tạo tại huyện Thanh Trì Giáo dục và Đào tạo tại huyện Thanh Trì
2.3.1. Những kết quả đạt được
Xác định rõ vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng trong việc khích lệ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì tập trung thực hiện tốt cơng tác Cơng tác thi đua, khen thưởng trong ngành. Qua đó, nổi bật lên một số kết quả cụ thể:
Công tác thi đua, khen thưởng của ngành từng bước đi vào nề nếp, hệ thống văn bản chỉ đạo về thi đua, khen thưởng được xây dựng đầy đủ, kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện Công tác thi đua, khen thưởng trong ngành: Cụ thể hóa đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của ngành. Đồng thời, vào đầu năm học, ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong năm. Trong đó, định hướng đầy đủ nội dung thi đua, các tiêu chuẩn, tiêu chí thi đua gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, cá nhân,...
Lãnh đạo huyện, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn ngày càng quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng và xem đây là động lực để nâng
học hàng năm, Lãnh đạo huyện phát động phong trào thi đua năm học mới với nhiều nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ quản lý giáo dục tổ chức phát động thi đua tại đơn vị. Qua đó, phong trào thi đua được phát động từ Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáodục, tạo được sự thống nhất mạnh mẽ về nhận thức trong toàn ngành, khơi dậy tinh thần hăng hái thi đua trong toàn thể CC, VC, NLĐ, học sinh, sinh viên.
Hoạt động thi đua thường niên và thi đua khối có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện nghiêm túc việc đăng ký thi đua đầu năm. Việc họp bình xét các danh hiệu thi đua ở hầu hết các đơn vị được thực hiện theo đúng Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của ngành. Các khối thi đua thực hiện tốt việc ký kết thi đua khối, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế thi đua khối. Qua đó, tạo được khơng khí thi đua tích cực giữa các đơn vị trong khối. Đặc biệt, qua hoạt động thi đua khối, các đơn vị có điều kiện chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổ chức một số hoạt động hội giảng, hội thảo, các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao,... Việc tổ chức họp thi đua, bình bầu, suy tôn khen thưởng được thực hiện đúng theo quy chế đã thống nhất.
Công tác phát hiện, bồi dưỡng và tuyên truyền nhân rộng các gương điển hình tiên tiến được ngành quan tâm chỉ đạo. Làm tốt việc xét khen thưởng, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời. Đội ngũ làm công tác thi đua tại một số cơ quan, đơn vị có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngoài việc triển khai các phong trào thi đua chung, các cơ sở giáo dục cịn tích cực tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Việc huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trị của cơng tác TĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì là tương đối hiệu quả. Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT đã có giải pháp đẩy mạnh việc huy động với các lực lượng trong và ngoài các co sở đào tạo nhằm phối hợp quản lý, tạo dựng và hình thành co sở vật chất, trang thiết bị cũng như nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của ngành GD&ĐT.
Công tác thanh tra, kiểm sốt cơng tác TĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì được đánh giá ở mức khá hiệu quả. Các cán bộ thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm sốt ln nhận thức được vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm soát. Đồng thời, thực tế khảo sát cho thấy cơng tác này được thực hiện theo một quy trình tương đối khoa học, hợp lý
Các yếu tố để đạt được kết quả vừa nêu:
Công tác thi đua, khen thưởng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo,chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng ủy, Ban Lãnh đạo; công tác chỉ đạo, điều hành, tinh thần trách nhiệm của hầu hết thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện cho việc Công tác công tác thi đua, khen thưởng đạt những kết quả nhất định.
Hầu hết CBGVVN đã có nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan