1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng
2.2. Thực trạng công tác thiđua, khen thưởng ngành Giáodục trên địa bàn tạ
2.2.1. Hoạt động ban hành các văn bản về công tác thiđua, khen thưởng; hướng
Hiện nay, cơng tác TĐKT có sự hướng dẫn cụ thể của các văn bản pháp luật, các quy chế, quy định, hướng dẫn. Các văn bản được ban hành và đang được áp dụng trong ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì như sau:
- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 do Quốc hội ban hành; Luật số 39/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2017 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục;
- Quyết định số 1788/QĐ-SGD&ĐT ngày 10/6/2020 của Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội về công tác thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục thành phố Hà Nội.
- Hướng dẫn số 336/HD-LN: SNV-SGD&ĐT ngày 22/2/2017 của Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT Hà Nội về việc Hướng dẫn công tác Thi đua khen thương ngành GDĐT
- Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về công tác Thi đua, Khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 7363/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND huyện Thanh Trì về việc ban hành Quy chế về tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua đối với các tập thể, cá nhân thuộc huyện Thanh Trì.
- Căn cứ theo công văn hướng dẫn đăng ký thi đua khen thưởng các năm học: Công văn số 5024/SGD&ĐT-VP ngày 04/11/2019 của Sở GD&ĐT Hà Nội hướng dẫn đăng ký thi đua; từ văn bản hướng dẫn của Sở, phòng GDĐT huyện Thanh Trì hàng năm đã ban hành cơng văn thực hiện đăng ký thi đua khen thưởng ngành giáo dục tới các trường trên địa bàn huyện, cụ thể công văn số 2731/GD&ĐT ngày 07/11/2019 của phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn đăng ký thi đu khen thưởng năm học.
Tuy nhiên, qua thực tiễn, việc triển khai thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng cũng như văn bản dưới Luật còn những bất cập, chồng chéo, chưa cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, nội dung cịn chung chung, tiêu chí chưa cụ thể, rõ ràng, cịn mang nhiều định tính, các văn bản hướng dẫn tại huyện Thanh Trì cịn chưa sát với thực tế tại địa phương, do đó ảnh hưởng đến cơng tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục huyện Thanh Trì trong thời gian qua.
Q trình triển khai cơng tác Công tác thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục huyện Thanh Trì trong thời gian qua chưa thực hiện một cách hiệu quả và thiết thực mà chủ yếu là hướng dẫn bằng văn bản đến các đơn vị, cơ sở giáo dục. Do đó, các trường thực hiện công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập, hạn chế. Nếu tiêu chí thi đua không rõ ràng, chưa cụ thể thì việc xét khen thưởng sẽ dẫn đến bình qn, khó phân biệt được những tập thể xuất sắc với tập thể khá cũng như giữa cá nhân hoànthành xuất sắc nhiệm vụ với hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bình bầu xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp chưa có tinh thần trách nhiệm cao, bình bầu, suy tơn xét khen thưởng cịn theo tư tưởng nể nang, thiên về tình cảm.
Căn cứ vào hướng dẫn của UBND thành phố, Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc chia khối các cơ sở giáo dục, huyện Thanh Trì đã chia thành 2 khối thi đua tại các Tiểu học và Trường Trung học cơ sở Giáo dục thường xuyên và đơn vị trực thuộc.
Theo đó, đã hướng dẫn quy chế hoạt động thi đua khối đến các cơ sở giáo dục với những nội dung nhưsau: tiêu chuẩn, tiêu chí thi đua; đăng ký thi đua; ký kết giao ước thi đua. Căn cứ vào tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục, Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã tổ chức chia khối thi đua phù hợp với quy mô trường, lớp. Đầu năm học, từng Khối thi đua đã cụ thế hóa quy chế thi đua cho từng khối và cùng nhau ký kết giao ước thi đua, cuối năm học tổ chức tổng kết thi đua bằng hình thức chấm chéo và bình bầu, suy tơn để lựa chọn những tập thể xuất sắc dẫn đầu khối thi đua đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục huyện Thanh Trì có cơ sở đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thành phố Hà Nội trình Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu thi đua, Bằng khen cho đơn vị đạt hạng Nhì và hạng Ba, những tập thể đạt từ 100 điểm trở lên đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” được tuyên dương, trao tặng trong dịp tổng kết năm học hàng năm.
Công tác Công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục huyện Thanh Trì cịn nhiều bất cập, hạn chế chẳng hạn như: Quy chế hướng dẫn chưa cụ thể hóa, cịn mang tính chung chung, cịn nhiều định tính, ít định lượng. Do đó, việc chấm điểm chéo giữa trong khối với nhau chưa thống nhất, đồng bộ, còn nhiều khuyết điểm, cũng như hồ sơ minh chứng chưa cụ thể, rõ ràng trong quá trình thực hiện. Tổ chức bình bầu, suy tơn chưa được khách quan, cơng bằng, cịn nể nang. Trong 5 năm học qua, những đơn vị làmTrưởng khối đa số đều đạt hạng Nhất hoặc hạng Nhì khối và được nhận
Công tác triển khai, hướng dẫn về Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định, văn bản của UBND thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về thi đua, khen thưởng đến các cơ sở giáo dục chưa được triển khai sâu rộng và kém hiệu quả, chủ yếu là hướng dẫn bằng văn bản, ít được tổ chức tập huấn cho CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng. Trong thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều hạn chế và bất cập như: Phong trào thi đua không sôi nổi, hoạt động phong trào giữa các cơ sở giáo dục không đồng đều, tổ chức phong trào hình thức, chưa thúc đẩy, lôi cuốn mọi người tham gia; bình xét thi đua khơng đúng quy trình, khơng đăng ký danh hiệu thi đua, nhưng cuối năm học vẫn bình xét; tỷ lệ phiếu tín nhiệm khơng đủ điều kiện, nhưng vẫn đề nghị khen thưởng; khen thưởng chủ yếu là khen thường niên theo năm học, số lượng khen cho thành tích đột xuất hoặc phong trào còn thấp; hồ sơ đề nghị khen thưởng báo cáo thành tích khơng đúng quy định, không đảm bảo theo biểu mẫu; vẫn cịn nhiều bản thành tích sai về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; thành tích chưa nêu được nổi bật, những việc làm mới; cá nhân đề nghị khen thưởng không phân biệt được danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Do đó, hồ sơ khen thưởng phải chỉnh sửa nhiều lần, mất nhiều thời gian. Đối với hồ sơ đề nghị khen thưởng cao từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên do trình nhiều cấp, nhiều thủ tục nên kết quả khen thưởng không kịp thời để vinh danh, khen thưởng trong dịp Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của năm đề nghị, đa số là sau một năm mới được vinh danh, suy tơn khen thưởng.
Có thể nói, trong thời gian qua, cơng tác Công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì cịn nhiều hạn chế, chưa hướng dẫn cụ thể về các phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất, khen thưởng phong trào, mà chủ yếu hướng dẫn khen thưởng thường niên theo năm học; việc triển khai, chưa tổ chức tập huấn cho CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng. Do đó, việc thực hiện cơng tác này tại các cơ sở giáo dục còn
nhiều hạn chế, chưa đúng quy trình, hồ sơ khơng đảm bảo theo quy định về báo cáo thành tích,...
Gương điển hình tiên tiến chưa được phổ biến nhân rộng. Do đó chưa có sức lan tỏa mạnh của ngành trong thời gian qua.
Công tác hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối trong từng năm học đến các cơ sở giáo dục chưa được cụ thể, rõ ràng về nội dung thi đua như: tiêu chí, tiêu chuẩn chưa cụ thể hóa, cịn mang nhiều định tính, ít định lượng; cơng tác bình bầu, suy tơn cịn thiên về tình cảm, cảm tính; kết quả chưa thể hiện được tập thể xuất sắc nhất trong khối, đa số trưởng khối đạt danh hiệu Cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố Hà Nội.
Tại các cơ sở giáo dục, Chủ tịch cơng đồn cơ sở kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng. Do cùng lúc phải đảm trách nhiều công việc nên hiệu quả chức năng tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường chưa được sâu, phong trào thi đua chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Việc thực hiện cơng tác thi đua, khen thưởng thường niên cịn hạn chế về quy trình, báo cáo thành tích phải chỉnh sửa nhiều lần, không đảm bảo thời gian quy định, chưa tham mưu tốt đối với thủ trưởng về tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại đơn vị.
Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua cịn mang nặng tính hình thức, chưa mạnh dạn đánh giá những hạn chế, bất cập tại đơn vị. Một số cơ sở giáo dục xem nhẹ việc tổ chức phát động phong trào thi đua; một số CC, VC, NLĐ không quan tâm đến danh hiệu thi đua, cũng như hình thức khen thưởng, từ đó tác động khơng nhỏ đến phong trào thi đua, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.