Khái niệm công tác thiđua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

1.1.2 .Vai trò của thiđua, khen thưởng

1.2. Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

1.2.1. Khái niệm công tác thiđua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng là công tác quan trọng và cần thiết trong mỗi tố chức, là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội và là động lực phát triển KTXH.

Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề cơ bản của thi đua và khen thưởng, tác giả nhận thấy: Công tác thi đua, khen thưởng là cách tác động của nhà quản lỷ đến người lao động nhằm thôi thúc và tạo động lực làm việc cho họ đê đạt được các mục tiêu đề ra theo khuôn khổ chỉnh sách pháp luật của Nhà nước về Thỉ đua, Khen thưởng và đặc điểm, điều kiện của tổ chức.

Theo đó, cơng tác thi đua, khen thưởng chỉ diễn ra khi có sự khởi xướng, chỉ đạo và giám sát của những người đứng đầu tổ chức. Hoạt động này nhằm mục đích tạo được sự tự nguyện, hăng say làm việc của người lao động trong tổ chức. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người lao động và đặc điểm, điều kiện của tổ chức, để tạo được sự thống nhất trong hình thức của các phong trào thi đua trong các ngành, các cấp, các tổ chức trong cả nước, hoạt động thi đua, khen thưởng bám sát vào các quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng do Quốc hội ban hành.

Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc và trong đời sống xã hội. Qua thực tiễn, từ khi Nhà nước ban hành Luật thi đua, khen thưởng, công tác thi đua, khen thưởng đã có bước chuyển biến tích cực; nhiều phong trào thi đua đã được các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị cơ sở phát động và triển khai sâu rộng, bám sát nhiệm vụ chính trị; cơng tác khen thưởng ngày càng đi vào nền nếp, chặt chẽ và đạt được những kết quả cơ bản trên các mặt như: khen thưởng thành tích trong 2 cuộc kháng chiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề, khen thưởng thường xuyên và khen thưởng đối ngoại. Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước góp

phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, các phong trào thi đua hướng vào giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất của cả nước và của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Các nhiệm vụ đó là thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội và tình trạng kém phát triển trở thành nước đang phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, tích cực hội nhập quốc tế. Hay các chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã được các ngành, các cấp hưởng ứng tích cực bằng nhiều phong trào thi đua liên tục, thiết thực, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, huy động nhiều nguồn lực xã hội. Một số phong trào tiêu biểu như “Lao động giỏi”, “Lao động - Sáng tạo”, “Thi đua quyết thắng”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Dạy tốt - Học tốt”, “Dân vận khéo”... Đặc biệt là 3 phong trào trọng tâm cả nước là “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, khơng để ai bị lùi lại phía sau”. Từ các phong trào thi đua xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu với nhiều đề tài, sáng kiến giải pháp hữu hiệu, làm lợi cho Nhà nước và xã hội hàng nghìn tỉ đồng...

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động thi đua, khen thưởng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục. Trong bài phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Phong trào thi đua phát triển sâu rộng nhưng chưa toàn diện, nhiều noi cịn mang tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ chính trị. Việc suy tơn, phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cịn có biểu hiện nể nang, dễ dãi, còn để xảy ra tình trạng “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng, “chạy” huân chương.

công nhân tuy đã được quan tâm nhưng cịn ít... Việc phát hiện, bồi dưỡng tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao, tuyên truyền thiếu đồng bộ, sinh động, thuyết phục làm hạn chế động lực phấn đấu của tập thể, cá nhân”.

Tổng Bí thư cũng u cầu: “cần đưa cơng tác thi đua, khen thưởng gắn với công việc hằng ngày của mỗi người như lời Bác Hồ đã dạy, phong trào thi đua phải thiết thực, đem lại lợi ích thiết thân cụ thể cho đất nước, xã hội, con người”. Đồng thời nhấn mạnh: “Người người thi đưa, ngành ngành thi đưa phấn đấu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh vì hạnh phúc của nhân dân phải trở thành ý chí quyết tâm tình cảm và hành động của tất cả mọi người”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)