Nội dung của Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 38 - 52)

1.1.2 .Vai trò của thiđua, khen thưởng

1.2. Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

1.2.4. Nội dung của Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục

1.2.4.1. Áp dụng, triển khai các quy chế, quy định công tác thi đua, khen thưởng

Áp dụng, triển khai quy chế, quy định về công tác TĐKT là việc nghiên cứu, thiết lập các nội dung và ban hành văn bản thực hiển chi tiết cụ thể đối với công tác TĐKT.

Các quy chế, quy định chi tiết được triển khai nhằm giúp người lao động thoả mãn được nhu cầu trong việc, có được động lực làm việc và giúp tổ chức phát triển.

Trước hết, để áp dụng, triển khai các quy chế, quy định thì việc xây dựng các quy chế, quy định công tác TĐKT được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong điều kiện KTXH đất nước đang phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cá nhân, tập thể có thành tích nói riêng. Do vậy, khi xây dựng các quy định, quy chế công tác TĐKT, phải chú trọng đến chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thề hăng hái trong phong trào thi đua yêu nước.

Luật Thi đua, khen thuởng, các văn bản quy phạm pháp luật, thông tu hướng dẫn thi hành luật đề cập một cách tồn diện các mặt của cơng tác thi đua, khen thưởng và điều này cho thấy việc thực hiện sâu rộng công tác TĐKT là chủ trưong chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.

Trong bất cứ ngành nào, việc xây dựng quy chế, quy định về TĐKT cần phải căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng tại địa phương, căn cứ vào quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thấm quyền về thi đua, khen thưởng như Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính...

Cơ quan làm cơng tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và nhiệm vụ chính trị được giao để tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coi trọng cơng tác tun truyền, vận động các tầng lóp nhân dân tham gia phong trào thi đua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thường và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

Đối với ngành GD&ĐT, việc xây dựng các quy chế, quy định quản lý các công tác TĐKT đang được đầu tư triển khai.

Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật số 39/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 22/2018/TT- BGDĐT ngày 28/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục chính là những văn bản quy định chung nhất trong công tác TĐKT của ngành Giáo dục việc. Cùng với những văn bản trên, các Quyết định, cồng văn về việc phát động các phong trào thi đua trong toàn ngành cũng tạo những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới.

Kết quả thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hơ Chí Minh” đã có tác dụng tích cực đến cán bộ, giáo viên và nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Ngành. Trong đó, các phong trào thi đua được quan tâm thực hiện đồng bộ, khoa học, đảm bảo thúc đẩy được các phong trào thi đua sâu rộng tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành, đặc biệt kịp thời tuyên dương khen thưởng và nhân rộng các điển hiền tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. iển hình là phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - Học tốt” được triển khai xuyên suốt trong các năm học, đã tạo được khí thế thi đua sơi nổi trong các nhà trường. Các cuộc thi - giao lưu dành cho học sinh được tổ chức để tuyển chọn và tơn vinh các em có thành tích xuất sắc trong học tập, như giao lưu Văn - Toán - Tiếng Anh tuổi

cầm tay, giải toán qua mạng Internet, thi tiếng Anh qua mạng Internet, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các cuộc thi dành cho giáo viên cũng được triển khai theo từng năm học như Hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp, Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi kiến thức liên môn, Nghiệp vụ cán bộ quản lý giỏi ... được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hưởng ứng. Kết quả mỗi cuộc thi đều tạo niềm tin và tinh thần thi đua trong đội ngũ của ngành.

Thực tiễn cho thấy tác dụng to lớn của chính sách thi đua, khen thưởng khi kết hợp giữa động viên tinh thần gắn với quyền lợi vật chất, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng trong khen thưởng sẽ là động lực cho thi đua, động lực phát triển KTXH và là động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách đối với đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành như: khen thì phải thưởng, thưởng bằng tiền và hiện vật, khen thưởng cịn dùng làm tiêu chí để xét thăng tiến hay nâng bậc lương.

Từ đó có thể thấy, công tác áp dụng, triển khai các quy chế, quy định có vai trị quan trong đối với việc thực hiện cơng tác TĐKT, nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác này, góp phần thực hiện các quy chế, quy định công bằng, minh bạch, hiệu quả.

Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục. UBND huyện thơng qua phịng ban chun mơn phụ trách thi đua, khen thưởng đã đề ra những quy định cụ thể về thi đua, khen thưởng ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương, từ đó từng bước đưa Luật Thi đua, Khen thưởng vào thực thi. Theo đó, hệ thống các trường học tại các địa phương đã ban hành quy chế, quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục.

Ở cấp thành phố, trước năm 2008, có Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp thành phố, theo quyết định có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng. Từ năm 2008, Ban Thi đua - Khen thưởng câp thành phố, thành phô trực thuộc trung ương được sáp nhập thành đơn vị trực thuộc Sở Nội vụ theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ. Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố là cơ quan chun mơn thuộc Sở Nội vụ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố cụ thể hố chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.

Ở cấp huyện có cán bộ chun trách làm cơng tác thi đua, khen thưởng trực thuộc phòng Nội vụ cấp huyện.

Để thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác TĐKT, HĐKT các cấp được thành lập và hoạt động theo Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT.

Hội đồng TĐKT các cấp trong ngành GD&ĐT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hội đồng TĐKT Bộ GD&ĐT

Hội đồng TĐKT Sở GD&ĐT

Sơ đồ 1.1: Hội đồng TĐKT các cấp trong ngành GD&ĐT

Nguồn: Thơng tư 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018

Trong đó: Thành phần của Hội đồng TĐKT gồm: + Chủ tịch Hội đồng - là thủ trưởng đơn vị;

+ Hai Phó Chủ tịch Hội đồng - gồm Phó Thủ trưởng đơn vị và Chủ tịch Cơng đồn đơn vị.

+ Uỷ viên Hội đồng gồm: đại diện cấp uỷ Đảng, Đoàn Thanh niên, trưởng bộ phận chuyên môn liên quan.

+ Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng: là trưởng bộ phận TĐKT hoặc người được giao phụ trách công tác TĐKT của đơn vị.

Theo Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT, Hội đồng TĐKT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ về công tác thi đua, khen thưởng; triển khai, phát động phong trào thi đua theo thẩm quyền;

- Tham mưu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và khen thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng của đơn vị; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn, báo cáo cấp có thẩm quyền;

Hội đồng TĐKT các cơ sở giáo dục

- Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong công tác TĐKT được quy định tại Điều 12, Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối họp với người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tố chức xã hội - nghề nghiệp cùng cấp tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong toàn ngành Giáo dục.

-Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thường, chủ trì phối họp với thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, tham mưu đề xuất Bộ trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức, phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong ngành Giáo dục; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, cơng tác khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành; giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét, khen thưởng.

- Thủ trưởng đơn vị và Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp cụ thể hóa nội dung, tiêu chí, biện pháp tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến; phát hiện gương người tốt việc tốt, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất trình Bộ trưởng xét, khen thưởng kịp thời, hình thức khen thưởng tương xứng với thành tích đạt được và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

- Các cơ quan thơng tin, báo chí, xuất bản thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các sở giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thường

tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đấu tranh các biểu hiện chạy theo thành tích, hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về hồ sơ, thủ tục, thời hạn gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ.

- Đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị trình phải cơng khai đăng tải danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị trên cống thông tin điện tử hoặc phương tiện thơng tin truyền thơng của đơn vị ít nhất 07 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2.4.3.Huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng

Theo nghĩa hẹp, nguồn lực được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền...

Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Và theo nghĩa rộng này, nguồn lực bao gồm nguồn lực con người và các ngưồn lực khác.

Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm ngưồn lực được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau như quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặc từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế....

Nguồn lực để phát huy vai trị của cơng tác TĐKT trong ngành GD&ĐT là những nguồn lực giúp q trình thực hiện cơng tác TĐKT trong ngành GD&ĐT thuận lợi và đạt được kết quả cao.

Các nguồn lực đó gồm nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Nguồn lực con người gồm đội ngũ cán bộ giáo viên, là những người lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá công tác TĐKT. Nguồn lực

này cần được đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đế phát huy được vai trị của cơng tác TĐKT. Việc đảm bảo đủ về số lượng để giúp việc phân bố con người tham gia và công tác TĐKT được dễ dàng hơn, công tác TĐKT trở nên sôi nổi, huy động được sức người nên sẽ đạt được kết quả cao hơn. Việc đảm bảo chất lượng nguồn lực con người có nghĩa là những người tham gia, thực hiện cơng tác TĐKT cần có trình độ, năng lực lập kế hoạch, năng lực tổ chức, điều khiển, đánh giá về cơng tác TĐKT. Có những yếu tố này, việc xây dựng chính sách, quy định, kế hoạch cơng tác TĐKT sẽ trở nên thiết thực, có ý nghĩa hơn.

Các nguồn lực khác như tài chính, sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể khác... là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trị của cơng tác TĐKT.

Tài chính là nguồn lực quan trọng trong việc triển khai thực hiện công tác TĐKT, vừa giúp các cơ sở giáo dục phục vụ các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện, vừa là nguồn thực hiện cơng tác khen thưởng. Nguồn lực tài chính này có thể được trích từ Quỹ Thi đua, Khen thưởng; có thể được huy động từ các chủ thể tham gia và cũng có thể có từ thành quả của các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của người lao động được áp dụng và tạo ra giá trị trong thực tế.

Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể khác đó là việc các tổ chức Đảng,Đoàn thanh niên... cùng hỗ trợ việc thực hiện công tác TĐKT. Các nguồn lực này vừa là nguồn lực cổ vũ về tinh thần, vừa hỗ trợ vật chất để công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT được thực hiện tốt hơn.

Việc huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trò của công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT là rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện được nội dung này, các cấp quản lý cần có chính sách huy động và phối hợp thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện KTXH của địa phương, đặc điếm

và điều kiện của các cơ sở giáo dục cũng như ngân sách đảm bảo cho công tác TĐKT được diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả cao.

1.2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của phong trào thi đua, khen thưởng từ trung ương đến địa phương. Nếu như công tác này được thực hiện tốt, kịp thời, đảm bảo yêu cầu khách quan của thực tế thì kết quả phong trào thi đua sẽ tạo động lực để cho phong trào thi đua trở thành thiết thực, hiệu quả, chính xác, cơng bằng và kịp thời. Ngược lại, công tác thi đua, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 38 - 52)