1.4.1. Mục đích hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đây là hoạt động có ý nghĩa giúp GV đổi mới, điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động trải nghiệm trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục.
Giúp GV đánh giá những tiến bộ của HS, động viên, khuyến khích và phát hiện những khó khăn của HS trong q trình học tập để giúp đỡ, hướng dẫn, kèm cặp. Giúp GV có những nhận định đúng về ưu điểm, hạn chế của HS trong q trình học tập để có phương án kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, rèn luyện của HS.
Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Giúp HS tự đánh giá và tham gia đánh giá vào quá trình học tập của bản thân trên lớp học và ở nhà.
Giúp HS tạo hứng thú học tập, ngày càng tiến bộ.
Giúp CMHS đánh giá quá trình học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, tính tích cực, hợp tác trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh.
Giúp CBQL nhà trường kịp thời chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
1.4.2. Nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Đánh giá sự hình thành, phát triển năng lực của HS gồm 5 phẩm chất chủ yếu (Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm (đối với học sinh lớp 1 và 2); 4 phẩm chất: Chăm học - chăm làm; Tự tin - trách nhiệm; Trung thực- kỷ luật; Đoàn kết - yêu thương (Đối với học sinh lớp 3,4 và 5) và những năng lực cốt lõi.
- Đánh giá quá trình học tập, kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh, đáp ứng yêu cầu và biểu hiểu hiện về năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục.
1.4.3. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh
Hoạt động đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo hai hình thức đó là: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ nội dung học tập, giáo dục và phẩm chất của học sinh.
* Đánh giá định kỳ đối với quá trình học tập
- Đối với học sinh lớp 1 và 2: Đánh giá được thực hiện theo các mức: hoàn thành tốt; Hoàn thành; chưa hoàn thành, đánh giá được thực hiện vào giữa kỳ 1, cuối kỳ 1, giữa kỳ 2 và cuối năm học.
* Đánh giá định kỳ đối với phẩm chất, năng lực học sinh
- Đối với học sinh lớp 1 và 2: Đánh giá được thực hiện theo các mức: Tốt, đạt, cần cố gắng, đánh giá được thực hiện vào giữa kỳ 1, cuối kỳ 1, giữa kỳ 2 và cuối năm học, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất ở mỗi môn học, hoạt động giáo dục.
1.4.4. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.4.4.1. Phương pháp quan sát
Được giáo viên sử dụng trong quá trình lên lớp nhằm để thu thập thơng tin về q trình học tập và rèn luyện của học sinh, đo được mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học. Phương pháp này bao gồm quan sát quá trình và quan sát sản phẩm.
+ Quan sát quá trình: Là phương pháp được GV sửa dụng trong quá trình lên lớp để nắm bắt được từng đặc điểm của HS trong quá trình học tập và rèn luyện trên lớp.
+ Quan sát sản phẩm: Thông qua sản phẩm học tập của HS. Những sản phẩm rất đa dạng: bài luận ngắn, bài tập nhóm, vẽ một bức tranh tĩnh vật, tạo ra được một dụng cụ thực hành/ thí nghiệm...
Các kỹ thuật thường sử dụng trong quan sát: Ghi chép bằng sổ, phiếu; thông qua thực tiễn hoạt động; thông qua bảng tham chiếu...
1.4.4.2. Phương pháp vấn đáp (đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi)
Là phương pháp được GV tổ chức thực hiện thông qua việc hỏi - HS trả lời câu hỏi. Tùy theo mục đích, nội dung của bài, người ta phân biệt những dạng vấn đáp cơ bản sau: Vấn đáp gợi mở, củng cố, tổng kết, kiểm tra, vấn đáp trong đánh giá năng lực và phẩm chất.
+ Một số kỹ thuật trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp như kỹ thuật đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
1.4.4.3.Phương pháp kiểm tra viết
Là phương pháp đánh giá GV sử dụng các bài kiểm tra gồm dạng bài tập, câu hỏi được thiết kế theo mức độ cần đạt của chương trình dưới hình thức tự luận, trắc nghiệm để đánh giá được nội dung chương trình giáo dục. Một số kỹ thuật kĩ thuật viết như: viết ra những suy nghĩ (yêu cầu, mong muốn/ước mơ... khó khăn, suy ngẫm cá nhân); viết thư, viết mục tiêu/ kế hoạch, viết một bản báo cáo, vẽ một bức tranh...
1.4.4.4. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập,các sản phẩm, hoạt động của học sinh
Là thương pháp được thực hiện qua các sản phẩm, hoạt động của HS thu được theo sự hướng dẫn, kèm cặp của GV. Thông qua phương pháp này, GV đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được từ đó đánh giá HS theo từng nội dung liên quan.
1.4.5. Quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để hoạt động đánh giá học sinh Tiểu học đạt hiệu quả tốt, tất cả các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá học sinh tiểu học, đặc biệt là người giáo viên phải nắm rõ các bước trong quy trình đánh giá và nghiêm túc thực hiện. Quy trình đánh giá học sinh Tiểu học được các nhà quản lý xây dựng và chỉ đạo thực hiện với sự giám sát chặt chẽ theo quy định của ngành, đáp ứng yêu cầu về đổi mới đánh giá học sinh. Theo đó, quy trình đánh giá học sinh Tiểu học bao gồm các bước sau đây:
1.4.5.1 Xác định mục tiêu, yêu cầu đánh giá
Xác định mục tiêu cụ thể của hoạt động đánh giá học sinh: Hình thành ở những năng lực và phẩm chất cần thiết, cụ thể theo mục tiêu của giáo dục cấp cu Tiểu học.
1.4.5.2. Xây dựng kế hoạch đánh giá
Bản kế hoạch đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học phải được xây dựng dựa trên bản kế hoạch chung của nhà trường về công tác đánh giá học sinh, đồng thời được xây dựng theo năm học.
Bản kế hoạch đánh giá học sinh của giáo viên cần đảm bảo các nội dung như: Xác định rõ mục tiêu đánh giá theo yêu cầu của chương trình mơn học hoặc các hoạt động giáo dục; xác định rõ nội dung đánh giá, hình thức đánh giá, phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá học sinh. Đối với quy trình đánh giá, cần xác định rõ nội dung cụ thể, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt trong từng bước.
Xác định rõ các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động đánh giá học sinh.
1.4.5.3. Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chỉ cần đánh giá
Dựa vào Thông tư 27 của BGDĐT về đánh giá học sinh Tiểu học (năm học 2021- 2022 thực hiện đối với lớp 1,2); xác định rõ 2 tiêu chuẩn cần đánh giá đối với học sinh Tiểu học và các tiêu chí kèm theo, đó là: đánh giá về năng lực, phẩm chất và đánh giá về kết quả học tập. Cụ thể:
Đối với học sinh lớp 1 và 2:
- Đánh giá về năng lực, phẩm chất: Gồm 10 năng lực và 5 phẩm chất Các tiêu chí đánh giá được thể hiện qua 3 mức độ: Tốt; Đạt; Cần cố gắng. - Đánh giá về năng lực học tập:
Các tiêu chí thể hiện: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.
1.4.5.4. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá
Trên cơ sở các bước: Xác định mục tiêu, yêu cầu đánh giá; Xây dựng kế hoạch đánh giá; Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đánh giá, giáo viên Tiểu học tiến hành triển khai các nội dung đánh giá theo đúng văn bản hướng dẫn về hình thức đánh giá và lựa chọn phương pháp, kỹ thuật đánh giá.
1.4.5.5. Tổng hợp kết quả đánh giá
- Tổng hợp kết quả hoàn thành nội dung học tập và rèn luyện theo 4 mức:
1.4.5.6. Sử dụng kết quả đánh giá
Đối với học sinh Tiểu học, kết quả đánh giá được sử dụng để xét hồn thành chương trình lớp học và hồn thành chương trình tiểu học.
- Đối với việc xét hồn thành chương trình lớp học:
Ở bậc tiểu học, HS được đánh giá kết quả giáo dục ở 1 trong 3 mức: Hoàn thành xuất sắc; Hoàn thành tốt; Hoàn thành.
Học sinh được xác nhận là chưa hồn thành chương trình, tiến độ học tập cần được GV hướng dẫn, giúp đỡ, kèm cặp trong quá trình lên lớp, đánh giá bổ sung xét hồn thành chương trình lớp học. Nếu không đủ điều kiện giáo viên lập danh sách báo cáo Hiệu trưởng để xem xét, đánh giá và quyết định việc được lên lớp hay chưa được lên lớp.
1.4.5.7. Tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động đánh giá
Việc tổng kết hoạt động đánh giá học sinh đối với giáo viên ở trường Tiểu học có thể được diễn ra theo từng cấp độ: Cấp độ Trường, cấp độ Tổ phụ trách khối lớp hoặc môn học; cấp độ chung hoặc cấp độ cá nhân. Việc tổng kết rút kinh nghiệm cần chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động đánh giá học sinh.Các ý kiến được tổng hợp, báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường để có biện pháp điều chỉnh và khắc phục kịp thời.