1.5. Nội dung quản lý hoạt động đánhgiákết quảhọc tập củahọc sin hở
1.5.3. Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động đánhgiákết quảhọc tập củahọc
Xây dựng kế hoạch về hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên là khâu quan trọng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng. Khâu này tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học đã đề ra. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động đánh giá học sinh là nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Tiểu học, tiếp đến là nhiệm vụ của mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy; từ đó, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cơng tác đánh giá học sinh một cách có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.
Hằng năm, dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên trong toàn trường.
- Mục đích đánh giá: Đánh giá học sinh cũng là căn cứ để cán bộ quản lý xác định được chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường, từ đó có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cũng như có kế hoạch điều chỉnh về phương pháp, cách thức đánh giá để hoạt động đánh giá học sinh đạt hiệu quả tốt, đạt được mục tiêu giáo dục cấp tiểu học.
- Đối tượng đánh giá: Tất cả học sinh của trường Tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5.Tuy nhiên, năm học 2021-2022, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT được áp dụng đối với học sinh lớp 1 và 2.
- Nội dung đánh giá: Căn cứ vào Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Nội dung đánh giá học sinh Tiểu học bao gồm đánh giá về phẩm chất và năng lực, đánh giá về kết quả học tập được cụ thể hóa bằng tiêu chí đã được Bộ GDĐT xây dựng với 03 mức độ đối với đánh giá về năng lực, phẩm chất (tốt n đạt, cần cố gắng) và 3 mức độ đối với đánh giá về kết quả học tập (hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành).
- Nguồn lực tham gia đánh giá: Giáo viên đánh giá, học sinh đánh giá, cha mẹ học sinh đánh giá. Trong đó, đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
Cơ sở vật chất và nguồn tài chính, kinh phí hỗ trợ hoạt động đánh giá học sinh được xây dựng vào dự tốn kinh phí hàng năm của trường Tiểu học. - Thời gian thực hiện: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của BGDĐT, các Thông tư, Hiệu trưởng xác định các mốc thời gian thực hiện từng nội dung công việc phù hợp, đảm bảo triển khai hoạt động đánh giá khoa học, chính xác, hiệu quả.
Hiệu trưởng dự kiến kế hoạch về huy động nguồn lực tham gia đánh giá, đặc biệt là kế hoạch động viên cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh; kế phối hợp các lực liên quan trọng tổ chức đánh giá học sinh.
Hiệu trưởng dự kiến kế hoạch về xây dựng quy trình đánh giá học sinh đảm bảo tính khoa học, chính xác và tồn diện; kế hoạch sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về đánh giá học sinh.
Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch đánh giá học sinh dựa trên kế hoạch chung của nhà trường; đồng thời hướng dẫn giáo viên triển khai việc đánh giá theo đúng quy trình đã xây dựng.
Sau khi có kết quả đánh giá Hiệu trưởng thực hiện việc tổng hợp, phân tích kết quả theo kế hoạch chung của Phòng Giáo dục và Đào tạo, đồng thời báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.5.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học
Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ giáo viên phụ trách khối, lớp cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đánh giá học sinh ở trường Tiểu học theo chương trình tập huấn do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức hoặc Phòng GDĐT tổ chức theo cụm trường; Chỉ đạo đội ngũ giáo viên cốt cán tập huấn lại cho giáo viên trong toàn trường kịp thời và hiệu quả.
Chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn trường nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các Thông tư của Bộ GDĐT về đánh giá học sinh ở trường Tiểu học, giúp cán bộ, giáo viên nhận thức đúng và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hoạt động đánh giá học sinh; nội dung đánh giá, quy trình đánh giá, phương thức đánh
giá học sinh và cách thức sử dụng các biểu mẫu, phiếu, bảng tổng hợp kết quả đánh giá học sinh.
Chỉ đạo hồn thiện bộ cơng cụ đánh giá học sinh theo quy định; chỉ đạo lựa chọn, xác định các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm để hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh trên cơ sở có tính đến đặc điểm tâm lý, điều kiện sống, hoàn cảnh sống của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.
Chỉ đạo việc xây dựng quy trình đánh giá học sinh dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT; Chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo đúng quy trình đã xây dựng.
Để hoạt động đánh giá học sinh đảm bảo tính chính xác, khách quan, đạt hiệu quả tốt, Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá học sinh theo cơ chế đã xây dựng. Đó là sự phối hợp giữa cán bộ quản lý và giáo viên; giữa giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học với cha mẹ học sinh và với giáo viên chủ nhiệm lớp; giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên dạy cùng lớp và cha mẹ học sinh.v.v.
Trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá học sinh, Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp có biện pháp khuyến khích cha mẹ học sinh tích cực tham gia đánh giá học sinh, tích cực phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường trong việc giáo dục học sinh; đồng thời động viên, khích lệ học sinh tự đánh giá về bản thân và đánh giá về bạn hoặc nhóm bạn cùng học.
Chỉ đạo giáo viên sử dụng kết quả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ để giáo dục học sinh; phát hiện chính xác, kịp thời những ưu điểm, hạn chế của học sinh để có biện pháp khích lệ, động viên học sinh phát huy ưu điểm và giúp đỡ học sinh khắc phục nhược điểm một cách kịp thời.
Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về đánh giá học sinh ở trường Tiểu học để có biện pháp điều chỉnh kịp thời về phương diện quản lý.
Từ thực tiễn về hoạt động đánh giá học sinh, Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ giáo viên phụ trách khối, lớp và cá nhân mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về năng lực đánh giá học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học.