3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánhgiákết quảhọc tập củahọc
3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn năng lực đánhgiákết quảhọc tập củahọc
sinh cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học
3.2.4.1. Mục đích
Giúp cho các lực lượng tham gia đánh giá HS ở các trường Tiểu học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên nắm vững nội dung, quy trình, hình thức, phương pháp đánh giá; để từ đó tham gia cơng tác đánh giá đạt hiệu quả; giúp cho kết quả đánh giá HS của trường đảm bảo khách quan, chính xác, cơng bằng.
3.2.4.2. Nội dung
Nâng cao nhận thức cho GV và các lực lượng tham gia đánh giá về vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác đánh giá HS; ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đánh giá HS ở trường Tiểu học.
Nâng cao năng lực cho GV chủ nhiệm và GV bộ môn về kỹ thuật đánh giá( thuộc các phương pháp đánh giá); kỹ năng sử lý thông tin; kỹ thuật tổng hợp và sử lý thông tin trong thực hiện đánh giá HS; giúp GV phụ trách công tác Đội nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục như hoạt động giữa giờ, hoạt động trải nghiệm để giáo dục HS.
Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tiễn về hoạt động đánh giá HS, những thuận lợi và khó khăn của GV trong q trình đánh giá, tiến hành tổng hợp, phân tích ngun nhân dẫn đến khó khăn, những vướng mắc của GV về kỹ năng đánh giá để tổ chức bồi dưỡng GV một cách phù hợp.
Hiệu trưởng phát huy vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong công tác đánh giá HS, tạo điều kiện để đội ngũ GV cốt cán hỗ trợ đồng nghiệp kịp thời và hiệu quả.
Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thực hiện hoạt động đánh giá HS của GV để thực hiện chế độ khen thưởng, tạo động lực cho đội ngũ GV trong q trình cơng tác.
3.2.4.3. Cách thực hiện
* Đối với CBQL:
Hiệu trưởng cử CBQL, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức đánh giá HS do Sở GDĐT, Phịng GDĐT tổ chức, từ đó giúp cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao năng lực đánh giá HS.
Hiệu trưởng cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết hoặc giới thiệu các nguồn thông tin về đánh giá HS Tiểu học để từ đó cán bộ quản lý, giáo viên có thể tự nghiên cứu để nâng cao năng lực đánh giá HS cho bản thân.
Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi về chủ đề đánh giá HS trong phạm vi trường hoặc cụm trường, giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV cốt cán có cơ hội hỗ trợ đồng nghiệp về kỹ năng đánh giá HS; từ đó trao đổi, rút kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, thắc mắc trong quá trình thực hiện đánh giá HS ở nhà trường. Có thể mở rộng đối tượng tham gia trao đổi, thảo luận đến cha mẹ HS, giúp cha mẹ HS có thêm kiến thức về đánh giá HS, từ đó phối hợp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn để đánh giá HS một cách hiệu quả.
Hiệu trưởng tạo điệu kiện cho đội ngũ Gv cốt cán tập huấn lại cho GV trong toàn trường về nội dung, phương thức đánh giá HS. Chỉ đạo đội ngũ GV cốt cán hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp thơng qua các hình thức như: Thảo luận, dự giờ, sinh hoạt chun mơn để phát hiện khó khăn của đồng nghiệp...
* Đối với giáo viên:
Dựa trên kế hoạch chung và kế hoạch cá nhân về hoạt động đánh giá HS, GV cấn triển khai hoạt động theo đúng quy trình và kế hoạch đã xây dựng. Giáo viên chủ động, tích cực trong hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
* Đối với cha mẹ HS:
Tích cực nghiên cứu các văn bản, tài liệu hướng dẫn của BGDĐT về hoạt động đánh giá HS để nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm của cha mẹ HS
trong việc tham gia đánh giá HS, đồng thời tích cực phối hợp với nhà trường để giáo dục HS.
Cung cấp cho nhà trường những thơng tin chính xác về quả trình học tập và tự rèn luyện của HS ở gia đình, đặc biệt là những khuyết điểm, hạn chế của HS để nhà trường kịp thời có phương án giáo dục phù hợp.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Các lực lượng tham gia đánh giá HS, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải nắm vững các quy định về nội dung, quy trình, hình thức, đặc điểm của HS – đối tượng đánh giá để có thể xây dựng kế hoạch tác động, lựa chọn phương pháp, cách thức đánh giá HS cho phù hợp.
Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cơ sở vật chất cần thiết như không gian, phương tiện, tài liệu; sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để GV có điều kiện nghiên cứu về công tác đánh giá HS và thực hiện đánh giá theo quy trình đảm bảo hiệu quả.
Hiệu trưởng động viên khen thưởng kịp thời với các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện công tác đánh giá hiệu quả; đồng thời nhắc nhở những tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện cơng tác cịn hời hợt, hình thức và không hiệu quả. Cán bộ quản lý, giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình tham gia hoạt động đánh giá HS.
3.2.5. Chỉ đạo tăng cường giám sát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời hình thức,phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu chương trình