1.5. Nội dung quản lý hoạt động đánhgiákết quảhọc tập củahọc sin hở
1.5.5. Chỉ đạo giám sát hoạt động đánhgiá giákết quảhọc tập củahọc sinh
Hiệu trường thường xuyên kiểm tra hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên để nắm bắt thực trạng việc thực hiện kế hoạch đã ban hành; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung đánh giá; hình thức đánh giá; phương pháp, kỹ thuật đánh giá; quy trình đánh giá; hình thức tổ chức hoạt động giáo dục học sinh... Qua quá trình kiểm tra, hiệu trưởng tiến hành đánh giá thực trạng, đối chiếu kết quả thực hiện với các yêu cầu, mục tiêu quản lý đã đề ra, từ đó có những tác động nhằm điều chỉnh, hướng dẫn để hoạt động này đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Kết quả đánh giá học sinh là căn cứ để Hiệu trưởng xác định phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường, từ đó giúp Hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng của hoạt động đánh giá học sinh. Bởi thế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đánh giá học sinh của Hiệu trưởng trường Tiểu học phải đảm bảo các nội dung sau:
- Kiểm tra công tác lập kế hoạch đánh giá học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học;
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá học sinh trong toàn trường; - Kiểm tra việc huy động nguồn lực và phối hợp các lực lượng trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá học sinh;
- Kiểm tra công tác giám sát quá trình đánh giá học sinh , việc tổng hợp kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá để giáo dục học sinh.
- Đánh giá chung về kết quả thực hiện hoạt động đánh giá học sinh trong toàn trường dựa trên việc đối chiếu giữa kết quả thực hiện với các yêu cầu và mục tiêu đã đề ra để có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
- Sử dụng kết quả đánh giá để tạo động lực cho các lực lượng tham gia đánh giá học sinh và học sinh của nhà trường.