3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánhgiákết quảhọc tập củahọc
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánhgiákết quảhọc tập củahọc sinh các
hợp với các quy định hiện hành về đánh giá học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường
3.2.2.1. Mục đích
Tạo cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện kế hoạch về hoạt động đánh giá HS, giúp cho kế hoạch có tính thiết thực, khả thi, phản ánh đúng phẩm chất và năng lực của HS; đồng thời làm cho việc quản lý hoạt động đánh giá học sinh được thực hiện một cách bài bản, khoa học từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện một cách khoa học và kịp thời.
3.2.2.2. Nội dung
- Hiệu trưởng các trường Tiểu học xây dựng kế hoạch về hoạt động đánh giá HS của GV đảm bảo đầy đủ các nội dung: Mục đích của hoạt động đánh giá; nội dung đánh giá; thời gian triển khai các nội dung; kế hoạch phối hợp các lực lượng đánh giá HS; kế hoạch về xây dựng quy trình đánh giá; kế hoạch tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá; kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá cho giáo viên; kế hoạch về huy động và phối hợp các nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá HS ...
- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo hoạt động đánh giá, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động đánh giá HS, dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT về triển khai hoạt động đánh giá.
- Sau khi kế hoạch được ban hành, Hiệu trưởng các trường Tiểu học căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công của các đơn vị và cá nhân, tổ chức triển khai bám sát từng nội dung của kế hoạch. Đặc biệt, Hiệu trưởng các trường Tiểu học cần phải bám sát kế hoạch về xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá HS; kế hoạch về lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và các tiêu chí tương ứng để đánh giá học sinh; kế hoạch về hồn thiện bộ cơng cụ đánh giá ... Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng tổ chức triển khai hoạt động đánh giá HS đảm bảo hiệu quả.
3.2.2.3. Cách thực hiện * Đối với CBQL:
động đánh giá HS. Bản kế hoạch cần xác định các nội dung như: nguồn lực, kế hoạch thời gian, cách thực hiện ... Đồng thời dự kiến phương thức thực hiện các nội dung, cụ thể:
- Xác định mục đích đánh giá, mục đích đánh giá là căn cứ để xác định được cách thức đánh giá,
- Xác định nội dung, hình thức, quy trình đánh giá và cách thức tổ chức thực hiện theo quy trình.
- Từ phương pháp đã lựa chọn, hướng dẫn Tổ chuyên môn, GV xây dựng, thiết kế bộ công cụ đánh giá như mẫu quan sát, mẫu thiết kế câu hỏi trong vấn đáp HS, xây dựng đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu về xác định mức độ lĩnh hội của HS theo quy định; hướng dẫn GV chủ nhiệm cách thức phối hợp với GV dạy cùng lớp, cha mẹ HS để đánh giá HS; cách thức động viên, khuyến khích HS tự đánh giá và tham gia đánh giá bạn, nhóm bạn cùng học; hướng dẫn GV phụ trách công tác Đội xây dựng và lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ( hoạt động giữa giờ, hoạt động trải nghiệm) để đánh giá HS ...
* Đối với GV:
- Trên cơ sở kế hoạch chung của Trường, Hiệu trưởng các trường Tiểu học hướng dẫn các Tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá HS sao cho phù hợp với yêu cầu môn học, của hoạt động giáo dục, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của GV. Bản kế hoạch phải bao hàm đầy đủ các nội dung theo kế hoạch chung về đánh giá HS của nhà trường.
- GV chủ nhiệm lưu ý khâu phối hợp với GV dạy cùng lớp, cha mẹ HS để đánh giá HS; hướng dẫn HS tự đánh giá và tham gia đánh giá bạn cùng học; tổng hợp và phân tích kết quả đánh giá của HS lớp chủ nhiệm và báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường.
- GV bộ môn thực hiện đánh giá HS theo quy định. GV phụ trách cơng tác Đội có kế hoạch về lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho HS trên cơ sở có tính đến đặc điểm phát triển tâm sinh lý của HS, điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, môi trường sống ở địa phương...
- HS phải tích cực, tự giác trong việc tự đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân; tích cực tham gia đánh giá về bạn cùng học.
- Cha mẹ HS tích cực phối hợp với nhà trường trong việc tham gia đánh giá HS, cung cấp cho nhà trường những thơng tin cần thiết về tình hình học tập và tự rèn luyện của HS ở môi trường gia đình, địa phương, từ đó giúp nhà trường có sự đánh giá khách quan và toàn diện về phẩm chất, năng lực của HS.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lý, GV và các lực lượng liên đới được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đánh giá HS phải nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về công tác đánh giá HS, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của GV.
Kế hoạch đánh giá HS của trường Tiểu học có quy định thời gian cụ thể cho mỗi nội dung cơng việc trong q trình triển khai thực hiện quy trình đánh giá HS.
Nhà trường cần quan tâm đến việc bố trí nguồn kinh phí chi cho các hoạt động đánh giá HS đẻ khuyến khích hoạt động đạt hiệu quả.
Cán bộ quản lý, Hiệu trưởng các trường Tiểu học nắm vững quy trình đánh giá, chủ động triển khai kế hoạch đánh giá đúng thời gian, chỉ đạo phối hợp các lực lượng, các tổ chức đoàn thể trong trường để triển khai đánh giá.
Cán bộ quản lí các trường phải thật sự quan tâm đến công tác đánh giá HS của GV dựa trên các văn bản chỉ đạo về đánh giá HS của Bộ GDĐT, Sở GDĐT; chỉ đạo hướng dẫn các tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch đánh giá với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và triển khai đánh giá GV theo quy trình.
Hiệu trưởng các trường Tiểu học xây dựng kế hoạch đánh giá HS thiết thực, khả thi, trong đó chú trọng đến việc tạo mơi trường thuận lợi, cơ chế động viên khích lệ xứng đáng để GV nâng cao năng lực đánh giá HS và thực hiện các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp cùng phát triển, kích thích sự tiến bộ của tốn thể giáo viên trong nhà trường.