NHÓM MỤC TIÊU NHÓM ĐỐI CHỨNG MẪU KHẢO SÁT
Qui mô chăn nuôi
- Số đầu con/hộ 391,2 86,2 165,1
Hình thức chăn nuôi
- Hộ gia đình 66,7% 93,0% 86,2%
- Trang trại 33,3% 7,0% 13,8%
Với hình thức trực tiếp, các siêu thị tổ chức hoạt động thu mua lợn ngay tại nơi chăn nuôi mà không thông qua một tác nhân trung gian nào. Giữa nơng dân và các siêu thị có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý thông qua hợp đồng cung cấp nông sản. Nội dung hợp đồng qui định rõ trách nhiệm của mỗi bên nhằm đảm bảo cho hợp đồng đƣợc thực hiện. Liên quan đến kỹ thuật, hợp đồng cũng qui định rõ các vấn đề về phòng chống dịch bệnh, sử dụng TACN, qui cách sản phẩm, điều chỉnh giá, vận chuyển… Ngƣời chăn nuôi khi đã ký kết hợp đồng, họ buộc phải tuân thủ các điều khoản đƣợc qui định trong hợp đồng, đặc biệt là các nội dung liên quan đến qui trình, kỹ thuật chăn ni. Hợp đồng cũng qui định rõ trách nhiệm của các siêu thị trong việc đảm bảo việc bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ các hộ chăn nuôi các vấn đề về kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh. Giá cả là nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng, trong đó giá bán sản phẩm do hai bên thỏa thuận khi mua-bán lợn, mức giá do siêu thị thu mua luôn đảm bảo cao hơn so với giá thị trƣờng. Siêu thị cũng đảm bảo việc thu mua lợn trong mọi trƣờng hợp biến động của thị trƣờng, ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ xuống thấp. Vissan hiện nay đang sử dụng khá phổ biến hình thức hợp đồng dạng này tại Đồng Nai.
Đối với hình thức tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị một cách gián tiếp, các hộ chăn nuôi lợn bán lợn cho các cơ sở giết mổ lớn hoặc những hộ thu gom lớn. Những tác nhân này thu mua cho các siêu thị. Các hộ chăn nuôi lợn tham gia hình thức cung cấp này cũng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe trong quá
trình chăn ni nếu muốn bán lợn cho siêu thị. Tuy vậy, các hộ chăn ni theo hình thức này có thể tự quyết định việc bán lợn cho bất kỳ đối tƣợng nào, nhƣng ngƣợc lại họ cũng có thể gặp phải rủi ro trong bối cảnh thị trƣờng có nhiều biến động.
Các hộ chăn nuôi tham gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị không đồng nghĩa với việc họ bắt buộc phải ký kết hợp đồng. Trên thực tế, tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rất thấp, ngay cả trƣờng hợp các hộ cung cấp lợn cho siêu thị.
Nhìn chung, tại Đồng Nai hiện nay, tiêu thụ thịt lợn vẫn qua hệ thống phân phối truyền thống để nối nông dân, ngƣời thu mua, bán buôn, bán lẻ và ngƣời tiêu dùng. Sự liên kết giữa các thành viên trong hệ thống yếu. Điều này thể hiện ở sự khác biệt về giá còn cao giữa các vùng. Sự liên kết yếu trong hệ thống phân phối là một cản trở sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn.
Hệ thống phân phối thực phẩm nói chung và đối với thịt lợn nói riêng đang do kinh tế tƣ nhân chi phối theo cơ chế thị trƣờng tự do. Sản phẩm thƣờng phải qua nhiều trung gian khác nhau để tới thị trƣờng tiêu thụ. Số lƣợng các trung gian nhiều không tốt cho cả ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng. Ngƣời nông dân không nhận đƣợc mức giá tƣơng xứng cho sản phẩm của họ, ngƣời tiêu dùng phải trả giá cao hơn do hệ thống phân phối chƣa hiệu quả.
Hình 2.4. Chuỗi cung ứng thịt lợn của hộ chăn nuôi ở Đồng Nai cho các siêu thị tại TP.HCM Hộ chăn ni lớn Thương lái lớn Lị giết mổ lớn Chợ ĐMNS Siêu thị Cty Chế biến, kinh doanh Người tiêu dùng Trong số các tác nhân tham gia hệ thống phân phối thịt lợn, các hộ chăn ni nhỏ thuộc nhóm yếu thế, dễ bị tổn thƣơng nhất. Hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ gặp khó khăn nhiều hơn so với các hộ chăn nuôi lớn do thƣờng chỉ tiếp cận đƣợc với
khách mua nhỏ, trả giá rẻ thiếu liên kết, chất lƣợng sản phẩm thấp và nhất là khả năng thƣơng lƣợng giá kém, do vậy giá ngƣời chăn nuôi nhỏ nhận đƣợc thƣờng thấp hơn.
Các tác nhân khác nhƣ ngƣời thu gom, thƣơng lái, ngƣời giết mổ thƣờng là ngƣời quyết định giá chứ không phải là ngƣời chăn ni. Thƣơng lái cũng thƣờng là ngƣời đóng vai trị điều hành các hoạt động giết mổ.
Hợp đồng nông sản không phổ biến ở hầu hết các qui mô chăn nuôi lớn, nhỏ do ngƣời dân khơng muốn tham gia. Thay vào đó, chủ yếu là các dạng hợp đồng phi chính thức giữa những trang trại chăn ni và thƣơng lái lớn. Những ngƣời này sau đó vận chuyển lợn đến bán bn tại các chợ ĐMNS ở các thành phố lớn hoặc tới các bếp ăn tập thể, nhà hàng. Mức độ bền vững trong mối quan hệ của họ dựa trên sự tin tƣởng.
2.2. Thực trạng vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt động chăn nuôi lợn tại Đồng Nai chăn nuôi lợn tại Đồng Nai
Đánh giá về những hạn chế của hệ thống phân phối nông sản của Việt Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra các vấn đề nhƣ: mức độ liên kết chƣa cao, các quan hệ liên kết thƣờng khơng chắc chắn; hình thức tổ chức liên kết trên thị trƣờng chủ yếu là hợp đồng miệng,…[17; trang 112]. Trong khi đó, nền sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún; sản xuất hàng hóa kém phát triển. Do thiếu tính liên kết, nên hoạt động sản xuất thiếu định hƣớng và chƣa gắn với nhu cầu của thị trƣờng. Tình trạng “đƣợc mùa, mất giá” diễn ra khá phổ biến, thậm chí “đƣợc mùa” cịn trở thành nỗi lo của ngƣời nông dân. Tất cả những hạn chế nêu trên khiến cho hiệu quả sản xuất nông sản thấp, ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của bà con nơng dân. Trong bối cảnh đó, mơ hình liên kết nơng dân - siêu thị liệu có phải là giải pháp cho những vấn đề nêu trên?
Nghiên cứu này cố gắng làm rõ vai trò của siêu thị ở các khía cạnh chính, và đƣợc cho là quan trọng nhất, đó là:
o Định hƣớng hoạt động sản xuất của nông hộ
o Tăng cƣờng khả năng liên kết trong sản xuất nông sản
2.2.1. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc định hƣớng hoạt động chăn nuôi lợn tại tỉnh Đồng Nai động chăn nuôi lợn tại tỉnh Đồng Nai
Để phát triển nền sản xuất hàng hóa nơng sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, hai trong số các vấn đề cần quan tâm là ngƣời nơng dân định sản xuất cái gì? Và sản phẩm đó cần phải nhƣ thế nào để có thể bán đƣợc ra thị trƣờng? Vấn đề có vẻ khá đơn giản nhƣng không đƣợc đặt ra trong suốt thời kỳ kinh tế bao cấp với một nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc. Hiện nay, những vấn đề này đƣợc đặt ra một cách cấp thiết và đang từng bƣớc đƣợc giải quyết.
2.2.1.1. Vai trò của siêu thị trong việc gắn kết hoạt động sản xuất với thị trường trường
Tính chất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nhƣ là những đặc trƣng căn bản của nền sản xuất nơng nghiệp Việt Nam. Thói quen sản xuất tự cấp tự túc tồn tại từ thời kỳ bao cấp vẫn còn ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của ngƣời nông dân nói chung và hoạt động chăn ni lợn nói riêng. Lâu nay, nơng dân vẫn trồng, chăn ni những loại nơng sản mà họ có thể làm đƣợc nhờ những thuận lợi về điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu.v.v. mà chƣa thực sự tƣ duy để sản xuất những sản phẩm mà thị trƣờng cần. Trên thực tế, chúng ta đã có rất nhiều bài học về việc “đƣợc mùa, mất giá” của nông dân trồng vải, nhãn, dƣa hấu hay cá tra, cá basa,… Do vậy, việc gắn kết hoạt động sản xuất với nhu cầu thị trƣờng vô cùng cần thiết, giúp cho nơng dân nâng cao hiệu quả sản xuất, tránh tình trạng sản xuất thừa gây lãng phí.
Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhƣng siêu thị đang là kênh tiêu thụ thực phẩm nội địa khá quan trọng ở Việt Nam [20: trang 124]. Hagen (2002) ƣớc tính rằng tỷ lệ thực phẩm bán ở siêu thị trong tổng doanh số thực phẩm bán ra năm 1999 là 0,5%, năm 2002 vào khoảng 1% và dự đoán trong năm 2004 đạt khoảng 2%. Tuy nhiên, do các hoạt động của siêu thị tăng nhanh, nhất là mức tăng doanh thu từ khoảng 30-40%/năm (Misson Economique, 2003) nên tỷ lệ thực phẩm trong cơ cấu doanh thu cũng tăng rất nhanh. Theo Phạm Văn Hanh (IPSARD, 2009), trong một nghiên cứu về hệ thống phân phối nông sản tại Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ doanh thu từ thực phẩm chiếm đến 52,1%, chỉ riêng thực phẩm tƣơi sống cũng chiếm đến 7,29% doanh thu của các siêu thị.
Về cơ bản, sự gia tăng khả năng bán lẻ hàng hóa nơng sản của hệ thống các siêu thị sẽ góp phần hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất của ngƣời nông dân. Với năng lực phân phối gia tăng, các siêu thị ngày càng có vai trị quan trọng trong việc gắn kết hoạt động sản xuất của nông hộ với thị trƣờng tiêu thụ.
Hình 2.5. Cơ cấu hàng hóa thực phẩm tại một số siêu thị ở TP.HCM
* Nguồn: Điều tra 2009, AGROINFO.
Số liệu khảo sát cho thấy, có 66,7% các hộ chăn ni tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị khẳng định đã đƣợc các siêu thị cung cấp thông tin thị trƣờng. Đây đƣợc xem nhƣ một trong những giá trị gia tăng quan trọng giúp cho các hộ chăn nuôi này tiếp cận với gần hơn với thị trƣờng. Các hộ chăn nuôi nếu không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị sẽ không đƣợc siêu thị cung cấp thơng tin.
Các yếu tố thị trƣờng chính bao gồm những thơng tin về nhu cầu tiêu thụ đối với sản phẩm, nơi bán, giá bán và sự kỳ vọng của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm...
Trên thực tế, rất khó cho ngƣời chăn ni có thể tiếp cận đƣợc với các thơng tin thị trƣờng nói trên, do họ chỉ tham gia vào chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, tạo ra sản phẩm và bán sản phẩm cho các tác nhân khác ở phía cuối chuỗi giá trị. Trong trƣờng hợp này, các siêu thị đóng vai trị là tác nhân thu nhận và chuyển tải thông tin thị trƣờng giúp cho hộ nông dân định hƣớng hoạt động sản xuất, gắn hoạt động này với các yếu tố thị trƣờng. Các hộ chăn nuôi lợn cung cấp thịt lợn hơi cho siêu thị đƣợc cung cấp những thông tin về nhu cầu thị trƣờng, về nơi tiệu thụ, giá bán sản phẩm và các qui chuẩn liên quan đến vấn đề VSATTP.
Hình 2.6. Mơ hình hóa vai trị của siêu thị trong việc cung cấp thông tin thị trƣờng cho các hộ chăn nuôi lợn
(1). Cung cấp thịt lợn
cho siêu thị (2). Phân phối thịt lợn đến người tiêu dùng
Hộ
chăn ni Siêu thị tiêu dùngNgười
THƠNG TIN THỊ TRƯỜNG
- Nhu cầu thị trường - Nơi tiêu thụ - Giá bán sản phẩm
- Vấn đề VSATTP - Thói quen, thị hiếu tiêu dùng (4). Thông tin thị trường
được siêu thị cung cấp trở lại cho hộ chăn nuôi
(3). Siêu thị thu nhận thông tin về khách hàng
Đối với các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị, những thông tin về giá cả, nơi bán sản phẩm đƣợc qui định sẵn trong hợp đồng. Ngoài ra, siêu thị cũng cung cấp cho các hộ chăn nuôi những thông tin khác về dịch bệnh và các phịng chống dịch (83,3%) và thơng tin về VSATTP (86,7%). Thông qua việc tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị, các siêu thị đã gắn hoạt động chăn nuôi của hộ nơng dân với nhu cầu của thị trƣờng.
Hình 2.7. Những thơng tin hộ chăn nuôi tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị đƣợc cung cấp
Đối với những hộ chăn nuôi không tham gia chuỗi cung ứng, giữa hoạt động chăn nuôi của họ với thị trƣờng có một khoảng cách khá lớn. Họ chăn ni chủ yếu “theo phong trào”, ít ngƣời tính đến nhu cầu của thị trƣờng và đầu ra cho sản phẩm. Trong suy nghĩ của họ, việc chăn nuôi lợn chỉ để bán cho thƣơng lái. Do vậy, tình trạng bị thƣơng lái ép giá khi đàn lợn đến thời kỳ xuất chuồng vẫn xảy ra. Các hộ chăn ni chính là những ngƣời chịu thiệt thịi nhất vì khơng chủ động đƣợc đầu ra cho sản phẩm. Việc lựa chọn bán lợn cho ai bị giới hạn do chƣa gắn đƣợc với nhu cầu của thị trƣờng.
2.2.1.2. Vai trò của siêu thị trong việc định hướng sản phẩm đầu ra và điều chỉnh qui mô sản xuất chỉnh qui mô sản xuất
Việc định hƣớng sản phẩm đầu ra chủ yếu liên quan đến các vấn đề về chất lƣợng và VSATTP của sản phẩm. Trên thực tế, không phải bất kỳ sản phẩm nào của q trình chăn ni cũng có thể tham gia vào chuỗi cung ứng siêu thị. Sự đa dạng của nhu cầu thị trƣờng qui định các hình thức phân phối tƣơng ứng. Chợ truyền thống phù hợp hơn đối với ngƣời tiêu dùng ở khu vực nông thôn. Ngƣợc lại, siêu thị hƣớng đến nhóm đối tƣợng có thu nhập trung bình khá trở lên và họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền khá lớn để đổi lấy những sản phẩm có chất lƣợng tƣơng xứng. Bởi vậy, trong chuỗi cung ứng của siêu thị, các qui chuẩn về sản phẩm cũng đƣợc đặt ra
đối với ngƣời sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Chỉ những hộ chăn nuôi nào đáp ứng đƣợc các qui chuẩn nhƣ vậy mới đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng. Nhƣ vậy, các siêu thị đã góp phần định hƣớng đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi nhằm đáp ứng đƣợc sự kỳ vọng của ngƣời tiêu dùng. Việc định hƣớng đối với sản phẩm có thể góp phần: (i) tăng chất lƣợng sản phẩm và (ii) tăng tính phù hợp của sản phẩm.
Các siêu thị có thể làm tăng chất lƣợng thực phẩm thơng qua việc áp đặt các tiêu chuẩn của mình đối với các nhà cung cấp. Thơng qua đó, các siêu thị có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm. Trong một nghiên cứu của Reardon và Berdegue’ cho rằng, bằng cách đƣa ra các yêu cầu về tính sáng tạo của sản phẩm và hậu cần, các siêu thị đã tác động đến chuỗi cung ứng sản phẩm sữa ở châu Mỹ Latinh: việc này đã làm tăng thêm số ngƣời tiêu thụ sữa nhƣng cũng làm giảm số ngƣời cung cấp có khả năng đáp ứng các yêu cầu mới này dẫn đến sự tập trung hóa sản xuất.
Số liệu khảo sát đối với các hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai cho thấy các siêu thị đã hỗ trợ khá tốt cho các hộ chăn ni. Có 100% các hộ chăn nuôi cung ứng thịt lợn hơi cho siêu thị đƣợc cung cấp thông tin về qui cách và chất lƣợng của sản phẩm, 86,7% số các hộ này đƣợc hỏi đã đƣợc cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề VSATTP.
Hiện nay, hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.opMart tại TP.HCM phân phối các sản phẩm chế biến từ thịt lợn của Vissan khá nhiều nhƣ xúc xích, pate, thịt hộp, giị thủ,… Các sản phẩm này đƣợc cung cấp qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ của chính Vissan và thơng qua hệ thống các siêu thị tại Sài Gòn. Các sản phẩm này tuân thủ chính sách về chất lƣợng của Vissan và đáp ứng tốt các qui chuẩn về chất lƣợng hàng hóa của các siêu thị.
Phỏng vấn sâu với đại diện kinh doanh của Vissan, anh cho biết:
“Để bán heo được cho Vissan, hộ chăn nuôi heo phải thỏa mãn được các tiêu chí mà cơng ty đưa ra, trong đó quan trọng nhất là chất lượng heo nguyên liệu phải bảo đảm. Chất lượng heo được đánh giá thông qua cảm quan bằng mắt thường về ngoại hình: bụng, vai, mơng, chiều dài… và heo không được sử dụng thuốc tăng trọng. Nếu sử dụng thuốc tăng trọng, Vissan khơng mua”.