Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Những vấn đề chung về hệ thống siêu thị tại TP.HCM và chuỗi cung ứng
2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh thực phẩm trong các siêu thị TP.HCM
Theo số liệu thống kê tại các siêu thị tại TP.HCM, mỗi siêu thị hiện có trung bình khoảng 12.852 mặt hàng kinh doanh đang đƣợc bày bán. Tính riêng các mặt hàng nơng sản thực phẩm có khoảng 6.366 mặt hàng, chiếm 49,53%. Đại diện các siêu thị đều khẳng định vai trò hết sức quan trọng của ngành hàng nông sản trong chiến lƣợc kinh doanh của siêu thị. Phần lớn các mặt hàng nông sản nhƣ bánh kẹo, lƣơng thực, thực phẩm, rau hoa quả… hiện nay đều là những mặt hàng kinh doanh chính của các siêu thị.
Doanh thu từ nông sản, thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu doanh thu của các siêu thị. Kết quả khảo sát các siêu thị tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy, tính trung bình doanh thu hàng năm từ các mặt hàng nông sản đạt 69,9 tỷ đồng, chiếm 51,25% tổng doanh thu năm của siêu thị. Những con số nêu trên cho thấy vị trí quan trọng của hàng hóa nơng sản trong hoạt động kinh doanh của siêu thị, hay nói cách khác với sự gia tăng xu hƣớng tiêu dùng hiện đại, siêu thị đang trở thành kênh phân phối hàng hóa nơng sản chính, trở thành mắt xích căn bản để thúc đẩy khả năng liên kết “4 nhà” trong sản xuất nơng sản hàng hóa. Về cơ bản, sự gia tăng khả năng bán lẻ hàng hóa nơng sản của hệ thống siêu thị sẽ góp phần hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất của ngƣời nông dân. Tuy vậy, sự liên kết nông dân – siêu thị chỉ thực sự mang ý nghĩa đầy đủ khi bỏ qua các tác nhân trung gian. Ở thời điểm hiện nay, sự gia tăng khả năng bán lẻ hàng hóa nơng sản tại siêu thị chƣa có nhiều tác
động tích cực đến hoạt động sản xuất của ngƣời nông dân.
Về cơ cấu doanh thu hàng nông sản, doanh thu từ thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 63,0%, lƣơng thực chiếm 19,28%; rau hoa quả tƣơi chiếm 5,29% và nông sản nhập khẩu chiếm 12,43%. Trong 63,0% cơ cấu doanh thu từ thực phẩm, các loại thực phẩm tƣơi sống và thực phẩm khơ có tỷ lệ doanh thu cao hơn so với thực phẩm chế biến.
Nguồn hàng nông sản cung cấp cho các siêu thị khá đa dạng. Nguồn hàng nông sản nhập vào của các siêu thị chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các doanh nghiệp phân phối (khoảng trên 50%). Tỷ lệ nhập từ thƣơng lái cũng khá cao, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm tƣơi sống (32,35%). Tỷ lệ hàng hóa nơng sản nhập khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 7-10%, chủ yếu là các loại rau, củ quả của Trung Quốc.
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn hàng nông sản trong các siêu thị tại TP.HCM
NGÀNH HÀNG CƠ CẤU NGUỒN HÀNG (%)
Tự sản xuất Liên kết sản xuất Lấy từ nông dân Lấy từ thƣơng lái Nhập của doanh nghiệp Nhập khẩu - Lƣơng thực 1,44 2,43 8,12 6,18 65,11 12,47 - Thực phẩm chế biến 57,65 0 0 1,18 37,65 3,53 - Thực phẩm đông lạnh 5,41 0 0 7,65 75 5,47 - Thực phẩm khô 1,91 0 8,12 6,18 73,59 9 - Thực phẩm tƣơi sống 0,82 0 16,59 32,35 45,18 0
- Rau, hoa quả 0 0 11,65 32 30,59 2,5
* Nguồn: Điều tra 2009, AGROINFO.
Trong số các mặt hàng nông sản đƣợc nhập trực tiếp từ nông dân, thực phẩm tƣơi sống chiếm tỷ lệ cao nhất 16,59%, nhƣng vẫn thấp hơn tỷ lệ siêu thị nhập hàng từ thƣơng lái và doanh nghiệp phân phối. Hiện nay, một số siêu thị lớn nhƣ Metro Cash&Carry, Coop.Mart, FiviMart, Vissan… vẫn khai thác nguồn hàng từ nông dân
thông qua các hợp đồng cung cấp hàng hóa. Những loại thực phẩm tƣơi sống chủ yếu dạng này nhƣ thịt lợn, thịt gà, thịt ngan, thịt bò… đƣợc các siêu thị bán lẻ đến tay ngƣời tiêu dùng, các sản phẩm này đƣợc chứng nhận VSATTP và đƣợc ghi địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nhƣ vậy có thể nhận thấy, trong hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại TP.HCM hiện nay, các mặt hàng nơng sản ngày càng có vai trị quan trọng và đang là những mặt hàng kinh doanh chính. Xu hƣớng gia tăng doanh thu từ mặt hàng này trong tổng cơ cấu doanh thu của các siêu thị tại TP.HCM cũng là một chỉ báo quan trọng, phản ánh vai trò ngày càng lớn của các siêu thị đối với hoạt động kinh doanh nông sản. Nguồn hàng nông sản cung cấp cho các siêu thị khá đa dạng, tuy nhiên nguồn hàng nhập trực tiếp từ nơng dân cịn thấp đã phần nào phản ánh mối liên kết nông dân - siêu thị chƣa phát triển mạnh.