Mức độ sử dụng hợp đồng của các hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống siêu thị TP hồ chí minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai) (Trang 62)

ĐỐI TƢỢNG SỐ HỘ | TỶ LỆ %

Tổng số hộ tham gia khảo sát 110

Số hộ tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị 30

Số hộ đã từng sử dụng hợp đồng 6

Tỷ lệ % từng sử dụng hợp đồng/số hộ tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị

20%

Tỷ lệ % từng sử dụng hợp đồng/tổng số hộ khảo sát 5,2%

Trên thực tế, đảm bảo thực hiện các điều khoản của hợp đồng đã ký gặp phải nhiều vƣớng mắc khiến cho việc sử dụng hợp đồng trong giao dịch mua bán lợn còn nhiều hạn chế. Trƣớc tiên, ngƣời chăn nuôi thƣờng phá vỡ hợp đồng khi những ngƣời thu mua lợn chào giá cao hơn. Đại diện kinh doanh của các siêu thị cũng thừa nhận rằng, trong nhiều trƣờng hợp việc cạnh tranh để thu mua lợn theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng rất khó khăn, nhất là thời điểm cuối năm, khi nhu cầu thịt lợn phục vụ cho dịp Tết lên cao. Những ngƣời chăn nuôi cũng thích bán lợn cho những ngƣời thu gom hơn bởi cách thức mua bán đơn giản, tiền ngay và ít khắt khe hơn trong việc tuyển lọc sản phẩm. Thứ hai, ngƣời chăn nuôi cho rằng khi các siêu thị hay các nhà thu mua khác đối mặt với tình trạng cung vƣợt quá cầu, họ thƣờng sử dụng các rào cản qui định về chất lƣợng sản phẩm để loại bỏ lƣợng hàng hóa khơng mong muốn. Những ngƣời chăn ni lợn từng sử dụng hợp đồng cho rằng, đó là điều không công bằng đối với họ, và hợp đồng không qui định trách nhiệm đối với bên thu mua. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của hợp đồng. Vấn đề thứ ba là, sự hiểu biết về hợp đồng của mỗi bên tham gia thƣờng thiếu, các ràng buộc pháp lý yếu và thƣờng bị bỏ qua khi mỗi bên nhận thấy việc phá vỡ hợp đồng có lợi hơn cho họ. Ở đây thiếu vắng vai trò của cơ quan nhà nƣớc với tƣ cách là trọng tài kinh tế nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng.

Những phân tích trên đây cho thấy khả năng liên kết theo chiều dọc của chuỗi giá trị, trong đó các tác nhân từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng bao gồm nông

dân, ngƣời thu mua, cơ sở giết mổ/chế biến và các nhà bán lẻ tham gia chuỗi có mối quan hệ ràng buộc về mặt lợi ích lẫn nhau. Sự ràng buộc này rõ ràng đã góp phần tăng cƣờng khả năng liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi theo hƣớng chia sẻ, hỗ trợ thông tin thị trƣờng, thông tin sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị.

2.2.2.2. Hệ thống siêu thị với việc tăng cường khả năng liên kết giữa các hộ sản xuất hộ sản xuất

Dễ nhận thấy trƣớc đây có nhiều quan điểm xem xét kinh tế hộ nông nghiệp với những đặc trƣng cơ bản nhƣ manh mún, tự cấp-tự túc, thiếu tính liên kết. Đặc trƣng này là phổ biến ở hầu hết các hoạt động kinh tế của nông hộ trong các ngành hàng. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng với sự phát triển của các quan hệ sản xuất hàng hóa khiến cho đặc trƣng của hộ kinh tế nơng nghiệp cũng có những thay đổi. Để các sản phẩm nơng sản nói chung tiếp cận đƣợc thị trƣờng, ngƣời nông dân cần hơn bao giờ hết khả năng liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Đối với riêng ngành chăn nuôi lợn, sự tham gia vào chuỗi cung ứng siêu thị cũng giúp tăng cƣờng khả năng liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi.

Đối với các hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai các liên kết này khá đa dạng nhƣ giúp nhau về vốn, hỗ trợ kĩ thuật, tham khảo giá để quyết định bán sản phẩm, giới thiệu đại lý TACN và ngƣời thu mua.

Số liệu khảo sát 2 nhóm hộ chăn ni lợn tại Đồng Nai cho thấy những tác động của việc tham gia chuỗi cung ứng siêu thị đối với việc tăng cƣờng khả năng liên kết ngang. Đối với những hộ chăn ni thuộc nhóm mục tiêu, có 35,7% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định trong q trình chăn ni họ có liên kết với các hộ khác. Tỷ lệ này ở nhóm đối chứng chỉ chiếm 12,3% và tỷ lệ chung cho tất cả các hộ chăn nuôi đƣợc khảo sát tại Đồng Nai là 18,3%.

Hình thức hỗ trợ nhau phổ biến nhất là các trợ giúp về kĩ thuật và bán sản phẩm, cùng chiếm 92,6%. Có rất ít các hộ chăn ni trợ giúp nhau về vốn (14,8%) và liên kết với nhau để cung cấp một đơn hàng lớn hơn, chỉ có 6,7%.

Đối với các hộ chăn nuôi không tham gia chuỗi cung ứng siêu thị, mức độ liên kết tỏ ra lỏng lẻo hơn thể hiện ở trong hầu hết các hình thức hỗ trợ. Cụ thể, hỗ trợ nhau về kĩ thuật chiếm 83,3%, giới thiệu đại lý thức ăn chăn nuôi cho nhau chiếm 71,3%. Riêng tỷ lệ các hộ chăn nuôi không tham gia chuỗi siêu thị có hỗ trợ nhau về vốn chiếm tới 22,5%, cao hơn 7,7 điểm phần trăm so với các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị. Điều này đƣợc giải thích bởi phần lớn các hộ

chăn nuôi không tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị là các hộ chăn nuôi nhỏ, gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động vốn. Ngƣợc lại, những hộ chăn ni tham gia chuỗi cung ứng có qui mơ sử dụng vốn lớn, họ tìm kiếm nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng thay vì huy động vốn của nhau.

Hình 2.11. Các hình thức hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị tại Đồng Nai

Liên kết ngang giữa các hộ chăn ni vẫn cịn những hạn chế. Vấn đề quan trọng nhất mà các liên kết này cần hƣớng đến liên quan đến khả năng thị trƣờng. Có rất ít các hộ chăn ni liên kết với nhau để bán sản phẩm. Hầu hết những ngƣời thu mua tìm đến các hộ chăn nuôi để thỏa thuận việc bán sản phẩm. Do vậy, trong nhiều trƣờng hợp, nhất là khi thị trƣờng chững lại do nhu cầu tiêu dùng giảm (dịch bệnh, lƣợng cung thịt lợn tăng, .v.v.) các hộ chăn nuôi thƣờng bị ép giá. Việc xây dựng thƣơng hiệu chung hoặc xây dựng kênh phân phối chung chƣa đƣợc ngƣời chăn ni tính đến.

2.2.3. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ quả sản xuất của nông hộ

Hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi thể hiện qua nhiều các chỉ báo khác nhau nhƣ nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao nhận thức về thị trƣờng. Tuy vậy, sẽ là khơng đầy đủ khi nói đến hiệu quả sản xuất mà việc tham gia trong chuỗi cung ứng

thịt lợn hơi cho siêu thị không mang lại những khác biệt về giá bán và lợi nhuận cho các hộ chăn ni.

Theo Hagen, hiện đại hóa ngành bán lẻ đƣợc coi là đồng nghĩa với sự phát triển các siêu thị, và đƣợc xem nhƣ là động lực phát triển kinh tế: nó đƣợc coi là tạo ra sự giảm giá thực phẩm để kích thích tiêu dùng và sản xuất. Nhờ giảm giá các mặt hàng thực phẩm, nó cho phép ngƣời tiêu dùng tiêu nhiều hơn vào các mặt hàng phi thực phẩm và nhờ đó thúc đẩy cơng nghiệp hóa. Tuy nhiên Kinsey (1998), tóm lƣợc các kết quả nghiên cứu bằng cách phân tích mối quan hệ giữa tập trung hóa ngành bán lẻ thực phẩm, giá thực phẩm và lợi nhuận của hãng. Ông chỉ ra rằng các kết quả hỗn tạp và khó mà kết luận đƣợc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập trung hóa làm bán lẻ tăng giá [trong 73% các nghiên cứu mà Weiss (1989) tiến hành và đƣợc Kinsey (1998) trích dẫn]. Nhƣng một số tác giả lại kết luận ngƣợc lại, rằng có mối quan hệ nghịch giữa tập trung hóa bán lẻ và giá cả. Một vài ngƣời khác lại giải thích tăng giá là do tăng thêm giá trị và dịch vụ bao gồm trong sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả giá [24; trang 127].

Nghiên cứu thuộc chƣơng trình Making Markets Work Better for the Poor (M4P) về Siêu thị và ngƣời nghèo tại Việt Nam (2007) cho thấy ở hầu hết các ngành hàng nông sản, lợi nhuận của nông dân trên một kilogram hàng hóa trong các kênh siêu thị lớn hơn so với trong các kênh truyền thống. Do vậy, có thể thấy rằng, quan điểm của Kinsey dƣờng nhƣ phù hợp hơn. Ví dụ trƣờng hợp cà chua do HTX Anh Đào ở Đà Lạt cung ứng cho siêu thị Co.opMart (890 đồng/kg=21% giá bán cuối cùng, so với 176 đồng/kg =5% giá bán cuối cùng, nghĩa là chênh lệch lợi nhuận lên tới 400%). Chi phí sản xuất trong kênh siêu thị đƣơng nhiên cũng sẽ cao hơn do phải trả thêm chi phí thu hoạch và sau thu hoạch để giao cà chua loại 1. Đối với rau muống, lợi nhuận cũng tăng cao hơn trong khi chi phí sản xuất là nhƣ nhau (869 đồng/kg=25% giá bán cuối cùng, so với 769 đồng/kg=21% giá bán cuối cùng, nghĩa là chênh lệch lợi nhuận là 13%). Một trƣờng hợp khác tại Hà Nội cũng cho thấy, những ngƣời nông dân trồng rau tại Sóc Sơn tham gia cung ứng rau cho công ty Bảo Hà – đơn vị này cung ứng cho các siêu thị - thu đƣợc mức lợi nhuận cao hơn đôi chút so với những nông dân khác ở Sóc Sơn (2.121 đồng/kg thay vì 1.727 đồng/kg, tƣơng đƣơng với 49% và 48% giá bán cuối cùng, chênh lệch về lợi nhuận khoảng 23%).

Việc phát triển các siêu thị tại Hà Nội, TP.HCM và các thành phố khác góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống bán lẻ. Nhiều nghiên cứu và các

bằng chứng hiện tại cho thấy, giá của hầu hết các thực phẩm trong đó có thịt lợn, bán trong siêu thị luôn cao hơn so với giá bán tại các chợ truyền thống. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giá này chủ yếu do thực phẩm đƣợc cung cấp bởi siêu thị đƣợc lựa chọn và có chất lƣợng tốt hơn, các giá trị tăng thêm đã đƣợc đƣa vào gia bán bao gồm chi phí thƣơng hiệu, chi phí bảo quản trong điều kiện tốt nhất để thực phẩm luôn tƣơi ngon, .v.v.

Bảng 2.6. Giá bán thịt lợn tại hệ thống cửa hàng thực phẩm Visan và chợ truyền thống Đơn vị: VND/Kg CỬA HÀNG VISSAN CHỢ BÁN LẺ Thịt nách heo 67.000 54.000

Nạc đùi, vai heo 78.000 70.000

Ba rọi heo 70.000 60.000

Ba rọi rút sƣờn 72.000 64.000

* Nguồn: http://www.vissan.com.vn/price.php và AgroMonitor, ngày 19/6/2010.

Kênh phân phối siêu thị góp phần tăng đáng kể lợi nhuận của các hộ chăn ni lợn. Để lƣợng hóa đƣợc phần lợi nhuận gia tăng do việc tham gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị, ngƣời nghiên cứu lựa chọn so sánh hai hộ chăn ni theo hình thức khác nhau trên cùng một địa bàn:

Hộ thứ nhất không tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị: Chăn ni theo hình thức đại trà, qui mô chăn nuôi 200 đầu lợn thịt/lứa và bán lợn thành phẩm cho thu gom địa phương.

Hộ thứ hai tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị: Chăn nuôi với qui mô lớn, khoảng hơn 800 đầu lợn thịt/lứa và định hướng sản phẩm cung ứng cho công ty Vissan.

Khi thực hiện so sánh, ngƣời nghiên cứu cố gắng chi tiết các khoản mục đầu tƣ để có thể hạch tốn một cách chi tiết nhất các khoản chi. Các khoản chi phí và lợi nhuận tính trên 1 đầu lợn từ lúc mua con giống cho đến khi xuất chuồng.

Bảng 2.7. Hạch tốn chi phí & lợi nhuận trên 1 đầu lợn của các hộ chăn nuôi tại Đồng Nai MỤC CHI HỘ KHÔNG THAM GIA CHUỖI SIÊU THỊ (1) (Qui mơ 200 con) HỘ CĨ THAM GIA CHUỖI SIÊU THỊ (2) (Qui mô >800 con) MỨC CHÊNH LỆCH [2/1] (%) Đơn vị tính: VND 1. Tổng chi phí 2.447.400 2.738.500 11,9

1.1. Chi phí con giống 700.000 750.000 7,1

1.2. Hạch toán TACN tự túc 0 0 - -

1.3. TACN công nghiệp 1.600.000 1.700.000 6,3

1.4. Chi thuốc thú ý 65.000 200.000 207,7

1.5. Chi điện nước, xăng dầu 10.000 20.000 100,0

1.6. Khấu hao tài sản cố định 20.000 17.000 15,0

1.7. Thuê đất 0 0 -

1.8. Thuê lao động 2.400 1.500 37,5

1.9. Trả lãi tiền vay 50.000 50.000 - -

2. Trọng lƣợng xuất chuồng 80 80 - -

3. Giá xuất chuồng (2009) 32.000 36.000 12,5

5. Lợi nhuận ròng 112.600 141.500 25,7

* Nguồn: Thông tin được cung cấp bởi chị Đặng Thị X, anh Trần Văn C, xã Giai

Tân (Thống Nhất, Đồng Nai); anh Nguyễn Minh K – Phòng Kinh doanh siêu thị Co.opMart Bà Chiểu.

o Tổng các khoản chi phí đầu tƣ trung bình tính trên 1 đầu lợn của hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị cao hơn so với hộ chăn nuôi đại trà là 11,9% . Trong 7 khoản mục phải đầu tƣ có đến 5 khoản mục nhóm hộ chăn ni cung ứng cho siêu thị có mức chi phí cao hơn. Chi phí đầu tƣ tăng cao do sử dụng con giống siêu nạc (cao hơn 7,1%), chi phí cho TACN tăng cao hơn 6,3%. Tăng cao nhất phải kể đến chi phí phịng dịch bệnh và chi điện nƣớc, xăng dầu phục vụ chăn nuôi, mức tăng lần lƣợt là 207,7% và 100%. Chỉ có 2 mục chi có mức chênh lệch âm, nghĩa là mức chi của hộ chăn nuôi cung ứng cho siêu thị thấp hơn so với các hộ chăn nuôi đại trà là chi khấu hao tài sản cố định (-15,0%) và chi thuê lao động (-37,5%). Nguyên nhân là do chăn nuôi với qui mô lớn đã giúp giảm thiểu đƣợc chi phí hạ tầng và thuê lao động.

o Giá xuất chuồng đối với lợn thành phẩm có sự chênh lệch đáng kể. Theo đó, mức giá thu mua của các siêu thị, công ty chế biến và kinh doanh thực phẩm thƣờng cao hơn so với mức giá thu mua của các thu gom, khoảng từ 3-5 nghìn đồng/kg lợn hơi. Theo tính tốn trong trƣờng hợp này, mức chênh lệch giá bán giữa hai loại hình chăn ni là 12,5%.

o Sự khác biệt về giá bán lợn hơi trong khi trọng lƣợng xuất chuồng không thay đổi giúp cho chênh lệch doanh thu bán lợn của hai nhóm hộ là 280 nghìn đồng/đầu lợn, tƣơng đƣơng với 12,5%.

o Cân đối giữa chi phí với và doanh thu bán lợn, lợi nhuận rịng trung bình trên 1 đầu lợn nhóm hộ chăn ni tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị đạt 141,5 nghìn đồng/con, cao hơn so với hộ chăn nuôi đại trà là 28,9 nghìn đồng/con, tƣơng đƣơng với mức chênh lệch lợi nhuận là 25,7%. Phỏng vấn sâu đối với đại diện hộ chăn nuôi lợn tại huyện Xuân Lộc cho thấy, chăn nuôi lợn cung cấp cho siêu thị tốn chi phí hơn nhƣng lại đƣợc giá. Nếu hộ nào chăn ni nhiều, vẫn có thể thu đƣợc lãi cao hơn so với chăn nuôi đại trà. Các hộ chăn nuôi cũng cho rằng, việc chăn ni lợn bán cho siêu thị gặp ít rủi ro, nhất là thị trƣờng và giá cả.

“Nuôi lợn bán cho các siêu thị, hay các công ty chế biến phải đầu tư khá nhiều vốn. Trong thời gian nuôi, buộc phải tuân thủ các biện pháp phịng chống dịch bệnh. Ví dụ như rắc vơi bột để diệt khuẩn, cấm người lạ đi vào chuồng trại để tránh mang theo mầm bệnh. Đàn heo cần phải được tiêm phòng đầy đủ. Nếu thời tiết nắng nóng, thậm chí cịn phải đầu tư quạt, điều hịa khơng khí. Tốn kém lắm! Tất cả những đợt tiêm phòng, chủ hộ phải ghi lịch sử tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ thú y”.

(Trích PVS, Nữ, 38 tuổi, X. Bảo Hịa, H. Xuân Lộc )

Nhƣ vậy, mặc dù chi phí chăn ni trung bình tính trên 1 đầu lợn của nhóm hộ cung ứng cho siêu thị cao hơn so với nhóm hộ chăn ni đại trà khi họ bán lợn cho thu gom địa phƣơng, nhƣng lợi nhuận ròng thu đƣợc trên một đầu lợn vẫn cao hơn. Cần chú ý thêm rằng, việc so sánh hai nhóm hộ nói trên chỉ là tƣơng đối và trong điều kiện giới hạn nhất định nhƣ cùng địa bàn, qui mô chăn nuôi là cố định (200 đầu lợn đối với hộ không tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị và khoảng 800 đầu lợn đối với hộ tham gia chuỗi cung ứng siêu thị). Ngƣời nghiên cứu cũng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống siêu thị TP hồ chí minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)